Trường phổ thông năng khiếu thể thao có phải là trường chuyên biệt hay không?

Có phải trường phổ thông năng khiếu thể thao là một loại hình trường chuyên biệt hay không?

Trường phổ thông năng khiếu thể thao có phải là trường chuyên biệt hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 61 Luật Thể dục, thể thao 2006 quy đinh:

Trường năng khiếu thể thao
1. Trường năng khiếu thể thao là loại trường chuyên biệt được thành lập để phát triển năng khiếu của học sinh trong lĩnh vực thể thao.
Tổ chức và hoạt động của trường năng khiếu thể thao được thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục và Luật này.
...

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông năng khiếu thể dục, thể thao ban hành kèm theo Thông tư 07/2021/TT-BGDĐT có quy định:

Vị trí, chức năng
1. Trường phổ thông năng khiếu TDTT là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, là loại hình trường chuyên biệt dành cho học sinh phổ thông năng khiếu TDTT.
2. Trường phổ thông năng khiếu TDTT có chức năng đào tạo, bồi dưỡng và phát triển tài năng thể thao cho học sinh và giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học; Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Như vậy, đối chiếu những quy định trên thì trường phổ thông năng khiếu thể thao là loại trường chuyên biệt.

Bên cạnh đó, trường phổ thông năng khiếu thể thao được thành lập để phát triển năng khiếu của học sinh trong lĩnh vực thể thao.

Trường phổ thông năng khiếu thể thao có phải là trường chuyên biệt hay không?

Trường phổ thông năng khiếu thể thao có phải là trường chuyên biệt hay không? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ của học sinh trường phổ thông năng khiếu thể thao như thế nào?

Căn cứ Điều 12 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông năng khiếu thể dục, thể thao ban hành kèm theo Thông tư 07/2021/TT-BGDĐT, thì nhiệm vụ của học sinh trường phổ thông năng khiếu thể thao như sau:

- Học sinh trường phổ thông năng khiếu TDTT thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo các quy định hiện hành.

- Hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và mục tiêu, chương trình đào tạo môn năng khiếu theo kế hoạch của nhà trường.

- Được tạo điều kiện ở nội trú, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị, dụng cụ tập luyện môn năng khiếu thể thao. Được bố trí thời gian học tập các môn văn hóa và thời gian tập luyện môn năng khiếu hợp lý để phát triển tốt nhất năng khiếu thể thao của bản thân.

- Được tham gia các giải thi đấu TDTT do ngành Giáo dục và Đào tạo hoặc ngành Thể dục, thể thao tổ chức theo quy định của Điều lệ cuộc thi.

- Được hưởng các chính sách ưu tiên thi lên lớp, chuyển cấp hoặc thi vào các trường đại học, cao đẳng và trung cấp theo quy định.

- Được hưởng chế độ tiền ăn, tiền công và các chế độ liên quan đối với vận động viên thể thao theo các quy định.

Điều kiện tham gia tuyển sinh vào trường phổ thông năng khiếu thể thao là gì?

Căn cứ Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông năng khiếu thể dục, thể thao ban hành kèm theo Thông tư 07/2021/TT-BGDĐT có quy định như sau:

Tuyển sinh vào trường phổ thông năng khiếu TDTT
1. Kế hoạch tuyển sinh.
a) Trường phổ thông năng khiếu TDTT thuộc địa phương: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm lập kế hoạch, phương án tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh và phối hợp, thống nhất với Sở Giáo dục và Đào tạo trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt.
b) Trường phổ thông năng khiếu TDTT thuộc Bộ, ngành: Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, trình Bộ, ngành phê duyệt kế hoạch, phương án tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh theo quy định.
2. Đối tượng tuyển sinh.
Học sinh có độ tuổi từ 06 tuổi đến 15 tuổi, hoàn thành chương trình giáo dục theo độ tuổi, cấp học tương ứng theo quy định; có sức khoẻ, thể hình, đạo đức tốt, học lực từ trung bình trở lên, có năng khiếu TDTT và có nguyện vọng phát triển tài năng thể thao cống hiến cho sự nghiệp thể thao quốc gia; được sự đồng ý của gia đình và đảm bảo các điều kiện tiêu chuẩn theo quy định đều được tham gia thi tuyển vào trường phổ thông năng khiếu TDTT theo các môn thể thao sở trường.
3. Hình thức và nội dung tuyển sinh.
a) Kiến thức văn hóa: Tổ chức xét tuyển học bạ và chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục theo từng cấp học tương ứng.
Học sinh tuyển đầu vào cấp tiểu học theo các quy định hiện hành;
Học sinh tuyển đầu vào cấp THCS phải có giấy xác nhận hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học;
Học sinh tuyển đầu vào cấp THPT phải có bằng tốt nghiệp THCS.
b) Chuyên môn năng khiếu: Tổ chức kiểm tra và thi tuyển
Kiểm tra thể hình, tố chất vận động, năng khiếu thể thao cơ bản;
Thi tuyển năng khiếu, tố chất và kỹ năng môn thể thao dự kiến theo học.

Như vậy, điều kiện tham gia tuyển sinh vào trường phổ thông năng khiếu thể thao bao gồm:

- Học sinh có độ tuổi từ 06 tuổi đến 15 tuổi,

- Hoàn thành chương trình giáo dục theo độ tuổi, cấp học

- Có sức khoẻ, thể hình, đạo đức tốt,

- Học lực từ trung bình trở lên,

- Có năng khiếu thể dục thể thao

- Có nguyện vọng phát triển tài năng thể thao

- Có sự đồng ý của gia đình

Ngoài ra sau khi vào trường trong quá trình đào tạo từ sáu tháng đến một năm học.

Nếu không đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, không có khả năng phát triển thành tích ở môn thể thao đang được đào tạo sẽ được chuyển sang học ở trường phổ thông khác trên địa bàn theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông năng khiếu thể dục, thể thao ban hành kèm theo Thông tư 07/2021/TT-BGDĐT.

Trường phổ thông
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú có phải đóng học phí không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường phổ thông dân tộc bán trú là trường gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường phổ thông dân tộc nội trú tuyển sinh theo phương thức như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường phổ thông dân tộc nội trú có chương trình giáo dục như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường phổ thông năng khiếu thể dục thể thao là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường phổ thông năng khiếu thể thao có phải là trường chuyên biệt hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thư viện trường phổ thông có nhiều cấp học cần có tiêu chuẩn thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện làm hiệu trưởng trường phổ thông có nhiều cấp học là gì?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;