Trường phổ thông dân tộc bán trú là trường gì?

Theo quy định của pháp luật thì trường phổ thông dân tộc bán trú là trường như thế nào? Do ai thành lập?

Trường phổ thông dân tộc bán trú là trường gì?

Căn cứ Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT quy định về trường phổ thông dân tộc bán trú như sau:

Trường phổ thông dân tộc bán trú
1. Trường PTDTBT được Nhà nước thành lập cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần thực hiện bình đẳng trong tiếp cận giáo dục và mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
2. Trường PTDTBT bảo đảm ổn định tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số và tỷ lệ học sinh bán trú như sau:
a) Tỷ lệ học sinh là người dân tộc thiểu số: Có ít nhất 50% trong tổng số học sinh của toàn trường là người dân tộc thiểu số.
b) Tỷ lệ học sinh bán trú:
- Đối với trường PTDTBT tiểu học: Có ít nhất 20% học sinh bán trú;
- Đối với trường PTDTBT trung học cơ sở: Có ít nhất 45% học sinh bán trú;
- Đối với trường PTDTBT tiểu học và trung học cơ sở: Có ít nhất 32,5% học sinh bán trú hoặc có ít nhất 20% học sinh tiểu học bán trú và 45% học sinh trung học cơ sở bán trú.
3. Hệ thống trường PTDTBT gồm có:
a) Trường PTDTBT tiểu học;
b) Trường PTDTBT trung học cơ sở;
c) Trường PTDTBT tiểu học và trung học cơ sở.

Bên cạnh đó tại Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT có quy định như sau:

Phân cấp quản lý trường phổ thông dân tộc bán trú
1. Trường PTDTBT tiểu học, trường PTDTBT trung học cơ sở và trường PTDTBT tiểu học và trung học cơ sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập và Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.
2. Phòng Giáo dục và Đào tạo giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với trường PTDTBT tiểu học, trường PTDTBT trung học cơ sở và trường PTDTBT tiểu học và trung học cơ sở.

Như vậy, trường phổ thông dân tộc bán trú là trường được Nhà nước thành lập cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Thẩm quyền thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Mục đích thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú là nhằm góp phần thực hiện bình đẳng trong tiếp cận giáo dục và mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Trường phổ thông dân tộc bán trú là trường gì?

Trường phổ thông dân tộc bán trú là trường gì? (Hình từ Internet)

Điều kiện học sinh được học trường phổ thông dân tộc bán trú?

Căn cứ Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT quy định về điều kiện học sinh được học trường phổ thông dân tộc bán trú và học sinh bán trú như sau:

Điều kiện học sinh được học trường phổ thông dân tộc bán trú và học sinh bán trú
1. Điều kiện học sinh được học trường phổ thông dân tộc bán trú: Học sinh trong độ tuổi tiểu học và trung học cơ sở thuộc địa bàn tuyển sinh của nhà trường theo quy định của cấp có thẩm quyền.
2. Học sinh bán trú: Học sinh thuộc đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ được cấp có thẩm quyền xét duyệt theo quy định của Chính phủ, do không thể tự đi đến trường hoặc điểm trường và trở về nhà trong ngày.

Như vậy, học sinh được học trường phổ thông dân tộc bán trú nếu đáp ứng điều kiện sau là đang trong độ tuổi tiểu học và trung học cơ sở thuộc địa bàn tuyển sinh của nhà trường theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú có nhiệm vụ và quyền nào?

Căn cứ Điều 12 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT quy định giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú có nhiệm vụ và quyền sau đây:

- Tìm hiểu, nắm vững phong tục tập quán và đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc của địa phương.

- Vận dụng phương pháp dạy học phù hợp đối tượng học sinh; tham gia quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú; tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục đặc thù trong nhà trường.

- Được bồi dưỡng nâng cao năng lực về kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc thiểu số, nội dung, phương pháp quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú, tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục đặc thù trong nhà trường và được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước.

Trường phổ thông
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hội đồng trường của trường phổ thông tư thục là gì? Cơ cấu tổ chức trường phổ thông tư thục như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú có phải đóng học phí không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường phổ thông dân tộc bán trú là trường gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường phổ thông dân tộc nội trú tuyển sinh theo phương thức như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường phổ thông dân tộc nội trú có chương trình giáo dục như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường phổ thông năng khiếu thể dục thể thao là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường phổ thông năng khiếu thể thao có phải là trường chuyên biệt hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thư viện trường phổ thông có nhiều cấp học cần có tiêu chuẩn thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là gì?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 336

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;