Trường mẫu giáo dân lập là gì?

Trong hệ thống giáo dục quốc dân tại Việt Nam thì trường mẫu giáo dân lập là gì theo quy định pháp luật?

Trường mẫu giáo dân lập là gì?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1.2 Mục 1 Phụ lục 2 Nội dung chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 03/2024/TT-BGDĐT như sau:

1.2. Mẫu giáo
1201. Số trường mẫu giáo, mầm non
a. Khái niệm, phương pháp tính
- Trường mẫu giáo là cơ sở giáo dục mầm non nhận trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi.
- Trường mầm non là cơ sở kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.
- Trường mẫu giáo, trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là trường đáp ứng các tiêu chuẩn và được công nhận đạt chuẩn quốc gia theo quy định hiện hành, gồm trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
- Loại hình:
+ Trường công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu;
+ Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, xã, phường, thị trấn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo điều kiện hoạt động
+ Trường tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.
...

Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 47 Luật Giáo dục 2019 cũng có nêu:

Loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân
1. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình sau đây:
a) Trường công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu;
b) Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, xã, phường, thị trấn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm điều kiện hoạt động.
Loại hình trường dân lập chỉ áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non;
c) Trường tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.
Trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là trường mà nhà đầu tư cam kết và thực hiện cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi trong quyết định thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình trường; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phần lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển nhà trường.
...

Như vậy, đối chiếu quy định thì trường mẫu giáo dân lập là loại hình do cộng đồng dân cư ở cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, xã, phường, thị trấn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo điều kiện hoạt động.

Trường mẫu giáo là cơ sở giáo dục mầm non nhận trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi.

*Lưu ý: loại hình trường dân lập chỉ áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non.

Trường mẫu giáo dân lập là gì?

Trường mẫu giáo dân lập là gì? (Hình từ Internet)

Mỗi lớp trong trường mẫu giáo dân lập tối đa được bao nhiêu trẻ?

Trường mẫu giáo là cơ sở giáo dục mầm non nhận trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi.

Số lượng trẻ tối đa trong trường mẫu giáo dân lập được quy định tại tiểu mục 1.2 Mục 1 Phụ lục 2 Nội dung chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 03/2024/TT-BGDĐT.

Số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo quy định cụ thể như sau:

+ Lớp mẫu giáo 03 tuổi đến 04 tuổi: 25 trẻ;

+ Lớp mẫu giáo 04 tuổi đến 05 tuổi: 30 trẻ;

+ Lớp mẫu giáo 05 tuổi đến 06 tuổi: 35 trẻ.

Khi lớp mẫu giáo có 01 (một) trẻ khuyết tật học hòa nhập thì sĩ số của lớp mẫu giáo giảm 05 (năm) trẻ. Mỗi lớp mẫu giáo có không quá 02 (hai) trẻ khuyết tật.

- Trong điều kiện số lượng trẻ em trong mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không đủ 50% so với số trẻ tối đa thì được tổ chức thành lớp mẫu giáo ghép có không quá 30 trẻ em hoặc lớp mầm non ghép không quá 22 trẻ em.

Lưu ý: Lớp mẫu giáo được quy định trên bao gồm các lớp mẫu giáo của trường mẫu giáo, trường mầm non, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập, lớp mẫu giáo tại cơ sở giáo dục khác.

Như vậy, chiếu theo quy định thì mỗi lớp trong trường mẫu giáo dân lập số lượng tối đa được căn theo độ tuổi của nhóm trẻ trong lớp đó.

Cán bộ quản lý của trường mẫu giáo dân lập có bao gồm hiệu trưởng không?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1.2 Mục 1 Phụ lục 2 Nội dung chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 03/2024/TT-BGDĐT như sau:

1204. Số cán bộ quản lý, giáo viên và vị trí việc làm khác ở mẫu giáo
a. Khái niệm, phương pháp tính
- Cán bộ quản lý bao gồm hiệu trưởng và phó hiệu trưởng tại các trường mẫu giáo và trường mầm non.
- Giáo viên mẫu giáo là người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mẫu giáo, trường mầm non, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mẫu giáo tại các cơ sở giáo dục khác.
- Giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo là những giáo viên có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, cao đẳng ngành giáo dục mầm non.
- Giáo viên đạt trình độ trên trình độ chuẩn được đào tạo là những giáo viên có bằng cử nhân sư phạm, cử nhân ngành giáo dục mầm non trở lên.
- Giáo viên chưa qua đào tạo là những giáo viên trực tiếp nuôi dạy trẻ nhưng chưa qua trường lớp sư phạm theo quy định.
- Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành gồm giáo viên, hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.
- Chức danh nghề nghiệp của giáo viên mầm non là các giáo viên mầm non đạt các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức ..., được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp (hạng, mã số) theo quy định hiện hành.
- Vị trí việc làm chuyên môn dùng chung gồm văn thư, kế toán, thủ quỹ, thư viện.
- Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ gồm y tế học đường, nhân viên bảo vệ, nhân viên phục vụ, nhân viên nấu ăn.
...

Như vậy, cán bộ quản lý của trường mẫu giáo dân lập sẽ bao gồm hiệu trưởng trường.

Ngoài ra, tại trường mẫu giáo tư thục còn có các giáo viên và vị trí việc làm khác như:

- Giáo viên mẫu giáo;

- Giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo;

- Giáo viên chưa qua đào tạo;

- Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành;

- Chức danh nghề nghiệp của giáo viên mầm non;

- Vị trí việc làm chuyên môn dùng chung;

- Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ.

Trường mẫu giáo dân lập
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Trường mẫu giáo dân lập là gì?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 102

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;