Trường mẫu giáo bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi nào?
Trường mẫu giáo bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 46/2017/NĐ-CP có quy định về đình chỉ hoạt động giáo dục trường mẫu giáo như sau:
Đình chỉ hoạt động giáo dục trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ
1. Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi xảy ra một trong những trường hợp sau đây:
a) Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;
b) Không bảo đảm một trong các điều kiện để được phép hoạt động giáo dục quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Nghị định này;
c) Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
d) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;
đ) Vi phạm các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ theo quy định hiện hành;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, trường mẫu giáo bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi rơi vào các trường hợp sau đây:
- Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;
- Không bảo đảm một trong các điều kiện để được phép hoạt động giáo dục quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, cụ thể là không đảm bảo điều kiện về:
+ Đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị;
+ Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên.
- Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
- Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;
- Vi phạm các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ theo quy định hiện hành;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Trường mẫu giáo bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi nào? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục trường mẫu giáo như thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 46/2017/NĐ-CP thì trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục trường mẫu giáo như sau:
Bước 1:
Khi phát hiện trường mẫu giáo vi phạm một trong những trường hợp bị đình chỉ hoạt động, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra, lập biên bản kiểm tra đánh giá tình trạng thực tế và thông báo cho trường mẫu giáo về hành vi vi phạm;
Bước 2:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo cho trường mẫu giáo về việc phát hiện hành vi vi phạm, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định đình chỉ hay không đình chỉ hoạt động giáo dục;
* Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường mẫu giáo phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên trong trường và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
Trường mẫu giáo bị giải thể khi nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 46/2017/NĐ-CP thì trường mẫu giáo bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
- Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức, hoạt động của trường mẫu giáo;
- Hết thời gian đình chỉ hoạt động giáo dục ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
- Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường mẫu giáo không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
- Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường mẫu
Điều kiện để trường mẫu giáo được hoạt động giáo dục là gì?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP thì điều kiện để trường mẫu giáo hoạt động giáo dục gồm:
- Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu, duy trì và phát triển hoạt động giáo dục, cụ thể:
+ Được đặt tại khu dân cư bảo đảm các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường;
+ Diện tích khu đất xây dựng gồm: Diện tích xây dựng; diện tích sân chơi; diện tích cây xanh, đường đi. Diện tích khu đất xây dựng bình quân tối thiểu 12 m2 cho một trẻ em đối với khu vực đồng bằng, trung du (trừ thành phố thị xã); 08 m2 cho một trẻ em đối với khu vực thành phố, thị xã, núi cao và hải đảo;
Đối với nơi khó khăn về đất đai, có thể thay thế diện tích xây dựng bằng diện tích sàn xây dựng và bảo đảm đủ diện tích theo quy định;
Trường mẫu giáo có thể thuê trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị của Nhà nước, cơ sở giáo dục công lập không sử dụng để tổ chức hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.
Trường mẫu giáo có thể thuê một phần hoặc toàn bộ quỹ nhà và cơ sở hạ tầng của Nhà nước để tổ chức hoạt động giáo dục theo quy định của Chính phủ về khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, giám định tư pháp.
Trường hợp thuê trang thiết bị giáo dục chưa sử dụng hết công suất của cơ sở sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
+ Khuôn viên có tường bao ngăn cách với bên ngoài;
+ Cơ cấu khối công trình gồm:
++ Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo: Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng vệ sinh, hiên chơi bảo đảm theo đúng quy chuẩn quy định;
++ Khối phòng phục vụ học tập: Phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng;
++ Khối phòng tổ chức ăn: Khu vực nhà bếp và kho;
++ Khối phòng hành chính quản trị gồm:
Văn phòng trường, phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, phòng hành chính quản trị, phòng y tế, phòng bảo vệ, phòng dành cho nhân viên, khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên, khu để xe cho giáo viên, cán bộ, nhân viên;
+ Cơ cấu khối công trình gồm:
++ Sân chơi gồm: Sân chơi của nhóm, lớp; sân chơi chung.
+ Có thiết bị, đồ chơi, đồ dùng, tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ em theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đạt tiêu chuẩn bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục mầm non và tổ chức hoạt động giáo dục.
- Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục.
- Có quy chế tổ chức và hoạt động;
- Top 20 bài thơ khi mới đi học hay nhất? 5 yêu cầu cần đạt trong kỹ thuật đọc môn Tiếng Việt lớp 1 là gì?
- Mẫu văn nghị luận xã hội về thói quen nhuộm tóc của học sinh hiện nay chọn lọc nhất? Học sinh lớp 12 được học môn tự chọn nào?
- Đào tạo kết hợp STEM trong các lớp tháng 12 có gì? Các bước tạo nên bài học STEM ra sao?
- Tuyển tập thơ về chủ đề cho bé mầm non? Bé mầm non mấy tuổi?
- Top 3 mẫu viết bài văn nghị luận về trò chơi điện tử lớp 8 hay nhất? Yêu cầu cần đạt phần quy trình viết lớp 8 thế nào?
- Chiến dịch 'Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không' 1972: Quân và dân miền Bắc bắn rơi bao nhiêu máy bay Mỹ?
- Top 5 mẫu bài nghị luận về lòng yêu nước của giới trẻ ngày nay? Học sinh lớp 12 phải đạt kiến thức văn học như thế nào?
- Mẫu đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng lớp 9? Số lượng văn bản nghị luận mở rộng tối thiểu mà học sinh lớp 9 phải đọc trong một năm học?
- 4 Lí do học thuyết giá trị thặng dư được coi là Hòn đá tảng? Đối tượng nào bắt buộc học môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin?
- Top 3 đoạn văn kể lại câu chuyện Cóc kiện Trời ngắn gọn lớp 5? Học sinh lớp 5 được xét hoàn thành chương trình lớp học khi nào?