Trường mầm non tư thục là gì? Phân biệt 3 loại hình trường mầm non?

Hiểu thế nào là trường mầm non tư thục? 3 loại hình trường mầm non phân biệt như thế nào?

Trường mầm non tư thục là gì?

Căn cứ theo Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục, ban hành kèm theo Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT quy định về vị trí của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục như sau:

Vị trí của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục
1. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là cơ sở giáo dục mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động là nguồn ngoài ngân sách nhà nước.
2. Nhà trường, nhà trẻ tư thục có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản riêng.

Như vậy, theo quy định trên thì trường mầm non tư thục là cơ sở giáo dục mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Bên cạnh đó, trường mầm non tư thục có nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động là nguồn ngoài ngân sách nhà nước.

Đồng thời thì, trường mầm non tư thục cũng có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản riêng.

Trường mầm non tư thục là gì? Phân biệt 3 loại hình trường mầm non ra sao?

Trường mầm non tư thục là gì? Phân biệt 3 loại hình trường mầm non ra sao? (Hình từ Internet)

Trường mầm non tư thục sẽ đặt dưới sự quản lý của cơ quan nào?

Căn cứ theo Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục, ban hành kèm theo Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT quy định về việc phân cấp quản lý như sau:

Phân cấp quản lý
1. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thuộc loại hình tư thục.
2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.
3. Phòng giáo dục và đào tạo có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì trường mầm non tư thục sẽ đặt dưới sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Phân biệt trường mầm non tư thục và trường mầm non dân lập và trường mầm non công lập như thế nào?

Trường mầm non tư thục: là cơ sở giáo dục mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động là nguồn ngoài ngân sách nhà nước. (theo Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục, ban hành kèm theo Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT).

Trường mầm non dân lập: Là loại hình do cộng đồng dân cư ở cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, xã, phường, thị trấn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm điều kiện hoạt động.

*Lưu ý: Loại hình trường dân lập chỉ áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non. (theo điểm b khoản 1 Điều 47 Luật Giáo dục 2019).

Trường mầm non công lập: Do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu.

Đồng thời 3 loại hình này cũng được quy định tại Điều 4 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT như sau:

Các loại hình của trường mầm non
1. Trường mầm non công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu.
2. Trường mầm non dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, xã, phường, thị trấn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm điều kiện hoạt động.
3. Trường mầm non tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.

Theo đó, ta sẽ có bảng so sánh như sau:

Tiêu chí

Trường mầm non công lập

Trường mầm non dân lập

Trường mầm non tư thục

Người thành lập

Cơ quan Nhà nước

Cộng đồng dân cư ở cơ sở

Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân

Kinh phí thành lập, hoạt động, đầu tư

Do Nhà nước bảo đảm

Do cộng đồng dân cư ở cơ sở bảo đảm và được chính quyền địa phương hỗ trợ

Do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân bảo đảm ngoài ngân sách nhà nước

Cấp quản lý

Ủy ban nhân dân cấp huyện

Ủy ban nhân dân cấp huyện

Ủy ban nhân dân cấp huyện

Thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

Thẩm quyền cho phép hoạt động

Trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện

Trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện

Trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện

Trường mầm non tư thục
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Các điều kiện để trường mầm non tư thục được cho phép thành lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp hồ sơ trình tự xin phép để trường mầm non tư thục có thể hoạt động giáo dục như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường mầm non tư thục là gì? Phân biệt 3 loại hình trường mầm non?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong đề án mở trường mầm non tư thục cần phải rõ ràng vấn đề gì?
Hỏi đáp Pháp luật
4 trường hợp nào trường mầm non tư thục bị giải thể?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;