Trường mầm non bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi nào?
- Trường mầm non bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi nào?
- Thẩm quyền, trình tự đình chỉ hoạt động giáo dục của trường mầm non như thế nào?
- Hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục mà trường mầm non không khắc phục được nguyên nhân đình chỉ thì sẽ bị xử lý ra sao?
- Điều kiện để trường mầm non được hoạt động giáo dục là gì?
Trường mầm non bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 46/2017/NĐ-CP thì trường mầm non bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi xảy ra một trong những trường hợp sau đây:
- Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;
- Không bảo đảm một trong các điều kiện để được phép hoạt động giáo dục quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, cụ thể, không đảm bảo một trong các điều kiện sau:
+ Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu, duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;
+ Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đạt tiêu chuẩn bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục mầm non và tổ chức hoạt động giáo dục.
- Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
- Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;
- Vi phạm các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ theo quy định hiện hành;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Trường mầm non bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi nào? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền, trình tự đình chỉ hoạt động giáo dục của trường mầm non như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2, khoản 3 Điều 8 Nghị định 46/2017/NĐ-CP thì thẩm quyền, trình tự đình chỉ hoạt động giáo dục của trường mầm non như sau:
- Thẩm quyền đỉnh chỉ: Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Khi phát hiện trường mầm non vi phạm, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra, lập biên bản kiểm tra đánh giá tình trạng thực tế và thông báo cho trường mầm non về hành vi vi phạm;
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo cho trường mầm non về việc phát hiện hành vi vi phạm, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định đình chỉ hay không đình chỉ hoạt động giáo dục;
Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường mầm non phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên trong trường và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
Sau thời hạn đình chỉ, nếu trường mầm non khắc phục được những nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ thì Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định cho phép hoạt động giáo dục trở lại và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu chưa cho phép hoạt động giáo dục trở lại thì có văn bản thông báo cho trường biết rõ lý do và hướng giải quyết;
Hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục mà trường mầm non không khắc phục được nguyên nhân đình chỉ thì sẽ bị xử lý ra sao?
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ
1. Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức, hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;
b) Hết thời gian đình chỉ hoạt động giáo dục ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
c) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
d) Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.
...
Như vậy, trường hợp hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục mà trường mầm non không khắc phục được nguyên nhân đình chỉ thì trường mầm non sẽ bị giải thể.
Điều kiện để trường mầm non được hoạt động giáo dục là gì?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP thì điều kiện để trường mầm non hoạt động giáo dục như sau:
(1). Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
(2). Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu, duy trì và phát triển hoạt động giáo dục, cụ thể:
- Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ được đặt tại khu dân cư bảo đảm các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường;
- Diện tích khu đất xây dựng gồm: Diện tích xây dựng; diện tích sân chơi; diện tích cây xanh, đường đi. Diện tích khu đất xây dựng bình quân tối thiểu 12 m2 cho một trẻ em đối với khu vực đồng bằng, trung du (trừ thành phố thị xã); 08 m2 cho một trẻ em đối với khu vực thành phố, thị xã, núi cao và hải đảo;
- Khuôn viên của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ có tường bao ngăn cách với bên ngoài;
- Cơ cấu khối công trình gồm:
+ Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo: Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng vệ sinh, hiên chơi bảo đảm theo đúng quy chuẩn quy định;
+ Khối phòng phục vụ học tập: Phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng;
+ Khối phòng tổ chức ăn: Khu vực nhà bếp và kho;
+ Khối phòng hành chính quản trị gồm: Văn phòng trường, phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, phòng hành chính quản trị, phòng y tế, phòng bảo vệ, phòng dành cho nhân viên, khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên, khu để xe cho giáo viên, cán bộ, nhân viên;
+ Sân chơi gồm: Sân chơi của nhóm, lớp; sân chơi chung[9].
- Có thiết bị, đồ chơi, đồ dùng, tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ em theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(3). Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đạt tiêu chuẩn bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục mầm non và tổ chức hoạt động giáo dục.
(4). Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục.
(5). Có quy chế tổ chức và hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.
- Top các mẫu đoạn văn về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe? Học sinh lớp 3 được quyền chọn trường học không?
- Top 10 Mẫu viết đoạn văn về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ hay nhất?
- Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ môn Ngữ văn lớp 7? Việc đánh giá học sinh lớp 7 có mục đích là gì?
- Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Văn 11 kèm đáp án? Trường THPT chuyên được ưu tiên những gì để bảo đảm chất lượng giáo dục?
- Công dân học tập vn đăng nhập hướng dẫn chi tiết? Kinh phí thực hiện xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 2030?
- Mẫu Kịch bản tổ chức lễ Noel cho trẻ mầm non? Các loại hình của cơ sở giáo dục mầm non hiện nay?
- Tổng hợp đề thi cuối kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 8 có đáp án? Hội đồng kỷ luật học sinh trong trường trung học cơ sở gồm những ai?
- Chi tiết đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 có đi kèm đáp án? Mục tiêu xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS là gì?
- Top 3 bộ đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 đi kèm đáp án? Học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Top mẫu viết đoạn kết thúc khác cho một câu chuyện đã đọc, đã nghe lớp 4? Học sinh tiểu học hay còn gọi là học sinh cấp mấy?