Trường học đảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm cho học sinh như thế nào?
Trường học đảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm cho học sinh như thế nào?
Theo Điều 6 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT quy định bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm như sau:
(1) Trường học có bếp ăn nội trú, bán trú
- Bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất về an toàn vệ sinh thực phẩm theo khoản 1, khoản 2, khoản 3, mục 6 và yêu cầu vệ sinh đối với hoạt động bảo quản, chế biến thực phẩm theo khoản 5 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 07:2010/BYT) phòng chống bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Thông tư số 46/2010/TT-BYT;
- Bếp ăn, nhà ăn (khu vực ăn uống), căng tin trong trường học bảo đảm theo quy định tại Điều 4 Thông tư 30/2012/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố (Lưu ý: văn bản đã hết hiệu lực);
- Đối với người làm việc tại nhà ăn, bếp ăn trong trường học phải bảo đảm các yêu cầu về sức khỏe theo quy định tại Thông tư 15/2012/TT-BYT ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Lưu ý: văn bản đã hết hiệu lực).
(2) Đối với các trường học không có bếp ăn nội trú, bán trú ký hợp đồng với các cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm để cung cấp thức ăn cho học sinh; căng tin của nhà trường phải bảo đảm yêu cầu tại điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT.
Trường học đảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm cho học sinh như thế nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức các hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh như thế nào?
Theo Điều 9 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT, tổ chức các hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh như sau:
- Thực hiện kiểm tra sức khỏe vào đầu năm học để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe: đo chiều cao, cân nặng đối với trẻ dưới 36 tháng tuổi; đo chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịp tim, thị lực đối với học sinh từ 36 tháng tuổi trở lên.
- Đo chiều cao, cân nặng, ghi biểu đồ tăng trưởng, theo dõi sự phát triển thể lực cho trẻ dưới 24 tháng tuổi mỗi tháng một lần và cho trẻ em từ 24 tháng tuổi đến 6 tuổi mỗi quý một lần; theo dõi chỉ số khối cơ thể (BMI) ít nhất 02 lần/năm học để tư vấn về dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực đối với học sinh phổ thông.
- Thường xuyên theo dõi sức khỏe học sinh, phát hiện giảm thị lực, cong vẹo cột sống, bệnh răng miệng, rối loạn sức khỏe tâm thần và các bệnh tật khác để xử trí, chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định và áp dụng chế độ học tập, rèn luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe.
- Phối hợp với các cơ sở y tế có đủ điều kiện để tổ chức khám, điều trị theo các chuyên khoa cho học sinh.
- Sơ cứu, cấp cứu theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
- Tư vấn cho học sinh, giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh về các vấn đề liên quan đến bệnh tật, phát triển thể chất và tinh thần của học sinh; hướng dẫn cho học sinh biết tự chăm sóc sức khỏe; trường hợp trong trường học có học sinh khuyết tật thì tư vấn, hỗ trợ cho học sinh khuyết tật hòa nhập.
- Hướng dẫn tổ chức bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, đa dạng thực phẩm, phù hợp với đối tượng và lứa tuổi đối với các trường có học sinh nội trú, bán trú.
- Phối hợp với cơ sở y tế địa phương trong việc tổ chức các chiến dịch tiêm chủng, uống vắc xin phòng bệnh cho học sinh.
- Thông báo định kỳ tối thiểu 01 lần/năm học và khi cần thiết về tình hình sức khỏe của học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh. Nhân viên y tế trường học đánh giá tình trạng sức khỏe học sinh vào cuối mỗi cấp học để làm căn cứ theo dõi sức khỏe ở cấp học tiếp theo.
- Lập và ghi chép vào sổ khám bệnh, sổ theo dõi sức khỏe học sinh, sổ theo dõi tổng hợp tình trạng sức khỏe học sinh.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát các điều kiện học tập, vệ sinh trường lớp, an toàn thực phẩm, cung cấp nước uống, xà phòng rửa tay. Chủ động triển khdai các biện pháp và chế độ vệ sinh phòng, chống dịch theo quy định tại Thông tư 46/2010/TT-BYT và các hướng dẫn khác của cơ quan y tế.
- Tổ chức triển khai các chương trình y tế, phong trào vệ sinh phòng bệnh, tăng cường hoạt động thể lực, dinh dưỡng hợp lý, xây dựng môi trường không khói thuốc lá, không sử dụng đồ uống có cồn và các chất gây nghiện.
Kinh phí thực hiện công tác y tế trường học tới từ đâu?
Căn cứ Điều 3 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT, nguồn kinh phí thực hiện công tác y tế trường học bao gồm:
- Nguồn kinh phí sự nghiệp y tế, giáo dục và đào tạo hằng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành của các đơn vị;
- Nguồn bảo hiểm y tế học sinh theo quy định hiện hành;
- Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật và các nguồn thu hợp pháp khác.
- Thực hành viết báo cáo về vấn đề dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á lớp 11? Yêu cầu cần đạt trong nội dung khu vực Tây Nam Á của học sinh lớp 11?
- Những mẫu bài văn nghị luận lớp 7 học kì 1? Nội dung kiến thức văn học môn Ngữ văn lớp 7?
- Soạn bài Chiếc lá đầu tiên? 5 nhiệm vụ dành cho học sinh lớp 10 năm học mới 2024 2025?
- Mẫu Thuyết minh về cây lúa nước ngắn gọn? Học sinh lớp 9 có thành tích học tập xuất sắc thì có được nhận giấy khen không?
- Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3 vòng 8 năm 2024 2025 chi tiết nhất? 05 phẩm chất chủ yếu của học sinh lớp 3?
- Mẫu Viết báo cáo về Ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều - Nguyễn Du? Nội dung chuyên đề văn học trung đại lớp 11?
- Top 5 đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình lớp 5? Đánh giá kết quả giáo dục học sinh lớp 5 theo bao nhiêu mức?
- Mẫu Đề thi Công nghệ lớp 3 học kì 1 mới nhất? Hiện nay học sinh lớp 3 có những nhiệm vụ gì cần thực hiện?
- Mẫu nhận xét học sinh tiểu học cuối kì 1 2024-2025 mới nhất? Phương pháp đánh giá học sinh tiểu học ra sao?
- Từ năm 2025 thay đổi cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT giữa điểm học bạ và điểm thi theo tỷ lệ 50-50?