Trường giáo dưỡng có thuộc hệ thống giáo dục quốc dân không?

Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì có loại hình trường giáo dưỡng hay không?

Trường giáo dưỡng có thuộc hệ thống giáo dục quốc dân không?

Căn cứ Điều 6 Luật Giáo dục 2019 quy định về hệ thống giáo dục quốc dân như sau:

Hệ thống giáo dục quốc dân
1. Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
2. Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
b) Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
c) Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;
d) Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam; quy định thời gian đào tạo, tiêu chuẩn cho từng trình độ đào tạo, khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ của giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định ngưỡng đầu vào trình độ cao đẳng, trình độ đại học thuộc ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe.

Tại Điều 91 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng như sau:

Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 92 của Luật này nhằm mục đích giúp họ học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ 06 tháng đến 24 tháng.

Như vậy, trường giáo dưỡng không thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Mà trường giáo dưỡng có thể được coi là một cơ sở giáo dục bắt buộc, được thành lập bởi nhà nước để giáo dục, cải tạo người chưa thành niên từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường giáo dưỡng có thuộc hệ thống giáo dục quốc dân không?

Trường giáo dưỡng có thuộc hệ thống giáo dục quốc dân không? (Hình từ Internet)

Các đối tượng nào thì bị đưa vào trường giáo dưỡng?

Căn cứ khoản 1 Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi khoản 47 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định các đối tượng bị đưa vào trường giáo dưỡng như sau:

- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.

- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự, trừ những tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự.

- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 90 của Luật này và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Các hình thức xử lý kỷ luật học sinh trường giáo dưỡng?

Khoản 1 Điều 18 Thông tư 49/2022/TT-BCA quy định về các hình thức xử lý kỷ luật đối với học sinh trường giáo dưỡng như sau:

Hình thức kỷ luật và nguyên tắc áp dụng
1. Hình thức kỷ luật
a) Học sinh vi phạm nội quy trường giáo dưỡng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số 140/2021/NĐ-CP;
...

Khoản 2 Điều 23 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh
...
2. Học sinh vi phạm nội quy trường giáo dưỡng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Giáo dục tại phòng riêng không quá 05 ngày. Học sinh bị giáo dục tại phòng riêng phải làm bản kiểm điểm và tự kiểm điểm trước đội, tổ, nhóm hoặc lớp. Trong thời gian giáo dục tại phòng riêng, học sinh được tham gia học văn hóa.
3. Quyết định khen thưởng, kỷ luật được lưu vào hồ sơ học sinh.
4. Học sinh vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Theo đó, học sinh vi phạm nội quy trường giáo dưỡng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị kỷ luật bằng một trong các hình thức như:

- Khiển trách;

- Cảnh cáo;

- Giáo dục tại phòng riêng không quá 05 ngày.

Ngành giáo dục
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 25/03/2025 quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực giáo dục và đào tạo ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục bổ nhiệm lại viên chức quản lý giáo dục được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 18 tháng 2 là ngày gì? Hiện nay giáo viên được nghỉ những ngày lễ nào trong năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường giáo dưỡng có thuộc hệ thống giáo dục quốc dân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khung năng lực số là gì? Bảng khung năng lực số mới được Bộ Giáo dục ban hành?
Hỏi đáp Pháp luật
2 bước vận động kêu gọi tài trợ trong cơ sở giáo dục công lập hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 57 về đột phá phát triển công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
08 nội dung thanh tra chuyên ngành đối với cơ sở giáo dục đại học từ 10/02/2025 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn chuyển đổi của 7 vị trí công tác lĩnh vực giáo dục đào tạo?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng tài trợ cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 48

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;