Trường đại học thực hiện quyền tự chủ về tài chính và tài sản có trách nhiệm giải trình ra sao?
Trường đại học thực hiện quyền tự chủ về tài chính và tài sản có trách nhiệm giải trình ra sao?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 32 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 thì trách nhiệm giải trình của trường đại học thực hiện quyền tự chủ về tài chính và tài sản đối với chủ sở hữu, người học, xã hội, cơ quan quản lý có thẩm quyền và các bên liên quan được quy định như sau:
- Giải trình về việc thực hiện tiêu chuẩn, chính sách chất lượng, về việc quy định, thực hiện quy định của trường đại học; chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu không thực hiện quy định, cam kết bảo đảm chất lượng hoạt động;
- Công khai báo cáo hằng năm về các chỉ số kết quả hoạt động trên trang thông tin điện tử của trường đại học; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với chủ sở hữu và cơ quan quản lý có thẩm quyền;
- Giải trình về mức lương, thưởng và quyền lợi khác của chức danh lãnh đạo, quản lý của trường đại học tại hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động; thực hiện kiểm toán đối với báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán hằng năm, kiểm toán đầu tư và mua sắm; giải trình về hoạt động của trường đại học trước chủ sở hữu, cơ quan quản lý có thẩm quyền;
- Thực hiện công khai trung thực báo cáo tài chính hằng năm và nội dung khác trên trang thông tin điện tử của trường đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thực hiện nội dung, hình thức giải trình khác theo quy định của pháp luật
Trường đại học thực hiện quyền tự chủ về tài chính và tài sản có trách nhiệm giải trình ra sao? (Hình từ Internet)
Điều kiện để trường đại học thực hiện quyền tự chủ về tài chính và tài sản là gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 32 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 thì điều kiện để trường đại học được tự chủ về tài chính và tài sản như sau:
- Đã thành lập hội đồng trường, hội đồng đại học; đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng trường đại học bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp;
- Đã ban hành và tổ chức thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động; quy chế tài chính; quy chế, quy trình, quy định quản lý nội bộ khác và có chính sách bảo đảm chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn do Nhà nước quy định;
- Thực hiện phân quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đến từng đơn vị, cá nhân trong trường đại học;
- Công khai điều kiện bảo đảm chất lượng, kết quả kiểm định, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và thông tin khác theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc quản lý và sử dụng tài sản của trường đại học công lập như thế nào?
Căn cứ tại Điều 67 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định như sau:
Quản lý và sử dụng tài sản của cơ sở giáo dục đại học
1. Tài sản của cơ sở giáo dục đại học công lập được quản lý, sử dụng theo nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công. Cơ sở giáo dục đại học được sử dụng tài sản công vào việc kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật nhằm mục đích phát triển giáo dục đại học, theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển, phù hợp với môi trường giáo dục.
2. Tài sản của cơ sở giáo dục đại học tư thục, cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận được quản lý, sử dụng theo nguyên tắc sau đây:
a) Tài sản của Nhà nước và quyền sử dụng đất được Nhà nước giao cho cơ sở giáo dục đại học phải được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật về đất đai; không được chuyển thành sở hữu tư nhân dưới bất cứ hình thức nào. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đối với tài sản khác của Nhà nước phải theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển; việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Tài sản chung hợp nhất không phân chia bao gồm tài sản được viện trợ, tài trợ, hiến tặng, cho tặng và tài sản khác được pháp luật quy định là tài sản chung hợp nhất không phân chia, thuộc sở hữu của cộng đồng nhà trường, do hội đồng trường hoặc hội đồng đại học đại diện quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của người chuyển giao quyền sở hữu tài sản (nếu có) vì mục đích phát triển của cơ sở giáo dục đại học và lợi ích của cộng đồng, theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển; không được chuyển thành sở hữu tư nhân dưới bất cứ hình thức nào.
Trong trường hợp chuyển nhượng vốn của cơ sở giáo dục đại học thì tài sản chung hợp nhất không phân chia không được tính vào giá trị tài sản được định giá của cơ sở giáo dục đại học.
Trong trường hợp giải thể cơ sở giáo dục đại học, tài sản chung hợp nhất không phân chia được coi là tài sản chung của cộng đồng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý, sử dụng cho mục đích phát triển giáo dục đại học;
c) Đối với tài sản không được quy định tại điểm a và điểm b khoản này, cơ sở giáo dục đại học có quyền tự quyết định việc quản lý, sử dụng, định đoạt và tự chịu trách nhiệm theo quy định của Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, nguyên tắc quản lý và sử dụng tài sản của trường đại học công lập là nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công.
- Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết? Học sinh lớp 11 được học bao nhiêu chuyên đề trong môn Lịch sử?
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?