Trường đại học không thực hiện việc miễn học phí cho sinh viên khuyết tật bị xử phạt như thế nào?

Xử phạt trường đại học không thực hiện việc miễn học phí cho sinh viên khuyết tật như thế nào?

Sinh viên khuyết tật có được miễn học phí không?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng được miễn học phí như sau:

Đối tượng được miễn học phí
1. Các đối tượng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng nếu đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên khuyết tật.
3. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng và người từ 16 tuổi đến 22 tuổi đang học phổ thông, giáo dục đại học văn bằng thứ nhất thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
...

Như vậy, sinh viên là người khuyết tật thuộc đối tượng sẽ được miễn học phí khi học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

https://cdn.lawnet.vn/uploads/giao-duc/NTNT/mien-hoc-phi-sinh-vien-khuyet-tat.jpg

Trường đại học không thực hiện việc miễn học phí cho sinh viên khuyết tật bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)

Trường đại học không thực hiện việc miễn học phí cho sinh viên khuyết tật bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ tại Điều 13 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về trách nhiệm giáo dục đối với người khuyết tật của cơ sở giáo dục
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm các điều kiện dạy và học phù hợp với người khuyết tật theo quy định của pháp luật;
b) Không cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng cho người khuyết tật theo quy định của pháp luật;
c) Không cho phép người khuyết tật được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của người khuyết tật không thể đáp ứng;
d) Từ chối người khuyết tật nhập học ở độ tuổi cao hơn theo quy định của pháp luật;
đ) Đặt ra điều kiện tuyển sinh có nội dung hạn chế người khuyết tật, trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật;
e) Không thực hiện ưu tiên tuyển sinh đối với người khuyết tật theo quy định của pháp luật;
g) Cản trở quyền học tập của người khuyết tật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo và các khoản đóng góp khác theo quy định của pháp luật về giáo dục;
b) Không thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất dạy và học bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật khi tiến hành cải tạo, sửa chữa cơ sở giáo dục.

Và tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
1. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em là 50.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định từ Điều 38 đến Điều 45 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân vi phạm.

Như vậy, trường đại học có hành vi không miễn học phí cho sinh viên là người khuyết tật theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Thời hiệu xử phạt trường đại học không thực hiện miễn học phí cho sinh viên là người khuyết tật là bao lâu?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Và tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu như sau:

Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...

Như vậy, thời hiệu xử phạt trường đại học không thực hiện miễn học phí cho sinh viên là người khuyết tật là 01 năm.

Trường đại học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Phân hiệu trường đại học bị giải thể trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường đại học có được tổ chức thi đánh giá năng lực riêng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục thành lập hội đồng trường đại học công lập ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Vốn đầu tư tối thiểu thành lập trường đại học tư thục là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường đại học không được tăng chỉ tiêu tuyển sinh trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường đại học muốn mở ngành học mới thì ai là người có trách nhiệm xây dựng đề xuất chủ trương?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường đại học Sài gòn SGU có bao nhiêu cơ sở?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường Đại học FUV có tư cách pháp nhân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 5 trường đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo 2024?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;