Trường đại học bị đình chỉ hoạt động đào tạo khi nào? Ai có thẩm quyền đình chỉ hoạt động đào tạo của trường đại học?

Theo quy định thì trường đại học bị đình chỉ hoạt động đào tạo khi nào và ai có thẩm quyền đình chỉ hoạt động đào tạo của trường đại học?

Trường đại học bị đình chỉ hoạt động đào tạo khi nào?

Theo quy định tại Điều 95 Nghị định 46/2017/NĐ-CP thì trường đại học bị đình chỉ hoạt động đào tạo trong các trường hợp sau đây:

- Trường đại học, phân hiệu của trường đại học bị đình chỉ hoạt động đào tạo trong các trường hợp sau đây:

[1] Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo;

[2] Không bảo đảm một trong các điều kiện để được cho phép hoạt động đào tạo theo quy định tại Nghị định này;

[3] Người cho phép hoạt động đào tạo không đúng thẩm quyền;

[4] Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động;

[5] Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

- Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo đối với trường đại học, phân hiệu của trường đại học.

- Quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên trong trường và phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tuy bị đình chỉ nhưng sau thời hạn đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép trường đại học, phân hiệu của trường đại học hoạt động đào tạo trở lại và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu chưa cho phép hoạt động đào tạo trở lại thì có văn bản thông báo cho trường nêu rõ lý do và hướng giải quyết.

- Theo đó, hồ sơ đề nghị được hoạt động đào tạo trở lại gồm:

+ Tờ trình cho phép hoạt động đào tạo trở lại;

+ Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;

+ Biên bản kiểm tra.

- Trình tự cho phép trường đại học, phân hiệu của trường đại học hoạt động đào tạo trở lại được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 90 Nghị định 46/2017/NĐ-CP.

Trường đại học bị đình chỉ hoạt động đào tạo khi nào? Ai có thẩm quyền đình chỉ hoạt động đào tạo của trường đại học?

Trường đại học bị đình chỉ hoạt động đào tạo khi nào? Ai có thẩm quyền đình chỉ hoạt động đào tạo của trường đại học? (Hình từ Internet)

Ai có thẩm quyền đình chỉ hoạt động đào tạo của trường đại học?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 95 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Đình chỉ hoạt động đào tạo của trường đại học, phân hiệu của trường đại học
...
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo đối với trường đại học, phân hiệu của trường đại học.
3. Quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên trong trường và phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
...

Như vậy, người có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo của trường đại học là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

*Lưu ý: Quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên trong trường và phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Nhiệm vụ và quyền hạn của trường đại học như thế nào?

Theo quy định tại Điều 28 Luật Giáo dục đại học 2012 có cụm từ bị bãi bỏ bởi điểm c khoản 2 Điều 77 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 và khoản 2 Điều 2 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 thì nhiệm vụ của trường đại học như sau:

- Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển cơ sở giáo dục đại học.

- Triển khai hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học.

- Phát triển các chương trình đào tạo theo mục tiêu xác định; bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình và trình độ đào tạo.

- Tổ chức bộ máy; tuyển dụng, quản lý, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động.

- Quản lý người học; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của giảng viên, viên chức, nhân viên, cán bộ quản lý và người học; dành kinh phí để thực hiện chính sách xã hội đối với đối tượng được hưởng chính sách xã hội, đối tượng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; bảo đảm môi trường sư phạm cho hoạt động giáo dục.

- Tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục.

- Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất; được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật.

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực; xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị.

- Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở giáo dục đại học đặt trụ sở hoặc có tổ chức hoạt động đào tạo theo quy định.

- Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Trường đại học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh 2025? Mục tiêu chung của việc giáo dục đại học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Kế hoạch năm học của trường đại học có cần phải công bố vào đầu năm học không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình đào tạo trường đại học có cần phải đủ các học phần bắt buộc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỷ lệ tốt nghiệp đúng hạn tối thiểu trong các cơ sở giáo dục đại học là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường đại học thực hiện trao đổi giảng viên thì có phải là hợp tác quốc tế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường đại học, học viện nào hiện nay thuộc Bộ Tài chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Người làm công tác thư viện trường đại học phải bảo đảm các yêu cầu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường Đại học Nguyễn Huệ còn được gọi là? 3 yêu cầu cần có trong tuyển sinh đại học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình độ thạc sĩ có được làm hiệu trưởng trường đại học không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn viết tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học theo Nghị định 125?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;