Trong đề án mở trường mầm non tư thục cần phải rõ ràng vấn đề gì?

Những vấn đề nào cần phải được làm rõ trong đề án mở trường mầm non tư thục?

Trong đề án mở trường mầm non tư thục cần phải rõ ràng vấn đề gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện cho phép thành lập trường mầm non tư thục như sau:

Điều kiện thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập; cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục
1. Có đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển.

Theo đó, để cho phép thành lập trường mầm non tư thục thì cần phải có đề án thành lập trường mầm non phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Trong đề án mở trường mầm non tư thục cần phải rõ ràng vấn đề như cụ thể như sau:

- Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục;

- Đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường;

- Tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển.

>>>Xem thêm: Vận động chi phí vệ sinh trường lớp ở trường mầm non sao để không bị phạt?

>>>Xem thêm: Nhà trẻ tư thục có tư cách pháp nhân và con dấu riêng hay không?

>>>Xem thêm: Lương giáo viên mầm non công lập mới nhất 2024

>>>Xem thêm: Lớp nhà trẻ dành cho trẻ mấy tuổi?

Mở trường mầm non tư thục thực hiện theo trình tự thủ tục nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP thì thủ tục cho phép thành lập trường mầm non tư thục được thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường mầm non tư thục gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trong hồ sơ gồm:

- Tờ trình đề nghị thành lập của tổ chức hoặc cá nhân trường mầm non tư thục cần nêu rõ sự cần thiết thành lập; tên trường mầm non; địa điểm dự kiến làm trụ sở tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;

- Đề án thành lập trường mầm non tư thục;

Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định các điều kiện thành lập trường mầm non;

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan có ý kiến thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

Bước 3: Xem xét ra quyết định cho phép thành lập trường mầm non

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định cho phép thành lập;

Nếu không đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

*Lưu ý: Sau thời hạn 02 năm, kể từ ngày quyết định cho phép thành lập có hiệu lực, nếu trường mầm non không được cho phép hoạt động giáo dục thì quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập bị hủy bỏ.

Bên cạnh đó thì chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh có thẩm quyền cho phép thành lập trường mầm non tư thục. (căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 46/2017/NĐ-CP)

Trong đề án mở trường mầm non tư thục cần phải rõ ràng vấn đề gì?

Trong đề án mở trường mầm non tư thục cần phải rõ ràng vấn đề gì? (Hình từ Internet)

Cần điều kiện gì để trường mầm non tư thục có thể hoạt động giáo dục ?

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP thì điều kiện để trường mầm non tư thục hoạt động giáo dục như sau:

[1]. Có quyết định cho phép thành lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

[2]. Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu, duy trì và phát triển hoạt động giáo dục, cụ thể:

- Trường mầm non được đặt tại khu dân cư bảo đảm các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường;

- Diện tích khu đất xây dựng gồm: Diện tích xây dựng; diện tích sân chơi; diện tích cây xanh, đường đi.

Diện tích khu đất xây dựng bình quân tối thiểu 12 m2 cho một trẻ em đối với khu vực đồng bằng, trung du (trừ thành phố thị xã); 08 m2 cho một trẻ em đối với khu vực thành phố, thị xã, núi cao và hải đảo;

Đối với nơi khó khăn về đất đai, có thể thay thế diện tích xây dựng bằng diện tích sàn xây dựng và bảo đảm đủ diện tích theo quy định;

* Cụ thể trường mầm non tư thục có thể:

- Thuê trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị của Nhà nước, cơ sở giáo dục công lập không sử dụng để tổ chức hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.

- Thuê một phần hoặc toàn bộ quỹ nhà và cơ sở hạ tầng của Nhà nước để tổ chức hoạt động giáo dục theo quy định của Chính phủ về khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, giám định tư pháp.

Trường hợp thuê trang thiết bị giáo dục chưa sử dụng hết công suất của cơ sở sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

- Khuôn viên của trường mầm non có tường bao ngăn cách với bên ngoài;

- Cơ cấu khối công trình gồm:

+ Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo: Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng vệ sinh, hiên chơi bảo đảm theo đúng quy chuẩn quy định;

+ Khối phòng phục vụ học tập: Phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng;

+ Khối phòng tổ chức ăn: Khu vực nhà bếp và kho;

+ Khối phòng hành chính quản trị gồm: Văn phòng trường, phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, phòng hành chính quản trị, phòng y tế, phòng bảo vệ, phòng dành cho nhân viên, khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên, khu để xe cho giáo viên, cán bộ, nhân viên;

+ Sân chơi gồm: Sân chơi của nhóm, lớp; sân chơi chung.

- Có thiết bị, đồ chơi, đồ dùng, tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ em theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

[3]. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đạt tiêu chuẩn bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục mầm non và tổ chức hoạt động giáo dục.

[4]. Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục.

[5]. Có quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non.

Trường mầm non tư thục
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
4 trường hợp nào trường mầm non tư thục bị giải thể?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong đề án mở trường mầm non tư thục cần phải rõ ràng vấn đề gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường mầm non tư thục là gì? Phân biệt 3 loại hình trường mầm non?
Hỏi đáp Pháp luật
Các điều kiện để trường mầm non tư thục được cho phép thành lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp hồ sơ trình tự xin phép để trường mầm non tư thục có thể hoạt động giáo dục như thế nào?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 72
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;