Trình độ tối thiểu của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là gì?
Trình độ tối thiểu của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là gì?
Căn cứ tại Điều 54 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định về giảng viên như sau:
Giảng viên
1. Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; có trình độ đáp ứng quy định của Luật này, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
2. Chức danh giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư. Cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm chức danh giảng viên theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động, quy định về vị trí việc làm và nhu cầu sử dụng của cơ sở giáo dục đại học.
3. Trình độ tối thiểu của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ, trừ chức danh trợ giảng; trình độ của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ thạc sĩ, tiến sĩ là tiến sĩ. Cơ sở giáo dục đại học ưu tiên tuyển dụng người có trình độ tiến sĩ làm giảng viên; phát triển, ưu đãi đội ngũ giáo sư đầu ngành để phát triển các ngành đào tạo.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn và việc bổ nhiệm chức danh giảng viên theo thẩm quyền; tỷ lệ giảng viên cơ hữu tối thiểu của cơ sở giáo dục đại học; quy định tiêu chuẩn giảng viên thực hành, giảng viên của một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù.
Theo quy định thì giảng viên trường đại học phải có trình độ tối thiểu là thạc sĩ, trừ trợ giảng.
Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định về trình độ đào tạo của chức danh trợ giảng trường đại học như sau:
Trợ giảng (hạng III) - Mã số: V.07.01.23
1. Nhiệm vụ:
a) Hỗ trợ giảng viên (hạng III), giảng viên chính (hạng II), giảng viên cao cấp (hạng I) trong các hoạt động giảng dạy, bao gồm: Chuẩn bị bài giảng, phụ đạo, hướng dẫn bài tập, thảo luận, thí nghiệm, thực hành, thực tập và chấm bài;
b) Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học;
c) Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học công lập và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
Có bằng đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công hướng dẫn thực hành, thí nghiệm, thực tập và có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo;
b) Hiểu và thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo. Xác định được thực tiễn và xu thế phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước;
c) Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học;
d) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh trợ giảng (hạng III).
Như vậy, trình độ tối thiểu của giảng viên trường đại học là thạc sĩ, riêng chức danh trợ giảng thì trình độ tối thiểu là cử nhân.
Trình độ tối thiểu của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là gì? (Hình từ Internet)
Giảng viên trường đại học có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Theo quy định tại Điều 55 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 thì giảng viên trường đại học có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Giảng dạy, phát triển chương trình đào tạo, thực hiện đầy đủ, bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo;
- Nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, bảo đảm chất lượng đào tạo.
- Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của giảng viên.
- Tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
- Tham gia quản lý và giám sát cơ sở giáo dục đại học, tham gia công tác Đảng, đoàn thể và các công tác khác.
- Độc lập về quan điểm chuyên môn trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học trên nguyên tắc phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội; được ký hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học với cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của cơ sở giáo dục đại học mà mình đang làm việc.
- Được bổ nhiệm chức danh của giảng viên, được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
- Nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Các hành vi nào giảng viên trường đại học không được làm?
Căn cứ tại Điều 58 Luật Giáo dục đại học 2012 thì giảng viên trường đại học sẽ không được thực hiện các hành vi sau:
- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học và người khác.
- Gian lận trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học.
- Lợi dụng danh hiệu nhà giáo và hoạt động giáo dục để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
- Top 3+ mẫu nhân dịp năm mới hãy viết thư cho người thân? Tổng hợp sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 mới nhất?
- Mẫu nghị luận trình bày ý kiến về ứng xử trên không gian mạng lớp 10? Đánh giá bằng nhận xét đối với học lớp 10 như thế nào?
- Tuyển chọn 5+ mẫu bài văn tả cánh đồng quê em lớp 5? Học sinh lớp 5 phải có năng lực văn học ra sao?
- Nguyên tắc vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng tài trợ cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân?
- Lịch nghỉ Tết học sinh Hà Nội 2025? Trách nhiệm của nhà trường trong việc giáo dục học sinh các cấp thế nào?
- 8+ viết đoạn văn ngắn kể về việc em được làm chung với gia đình trong dịp Tết?
- Top 3+ mẫu văn tả người thân ngắn gọn nhất? Mục tiêu chung và mục tiêu của môn Tiếng Việt lớp 5 là gì?
- 100+ Lời chúc, câu danh ngôn, tục ngữ khai bút đầu xuân 2025? Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục như thế nào?
- 5+ Mẫu viết bài văn nghị luận khoảng 400 chữ về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm?
- Phương thức tuyển sinh 2025 của trường Đại học Sư phạm Hà Nội có gì mới?