Trình bày sự thành lập của nước Phù Nam qua truyền thuyết? Logic xây dựng và phát triển chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 thế nào?
Trình bày sự thành lập của nước Phù Nam qua truyền thuyết?
Trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có yêu cầu học sinh phải trình bày sự thành lập của nước Phù Nam qua truyền thuyết lập nước và một số bằng chứng khảo cổ học.
Dưới đây là hướng dẫn trình bày sự thành lập của nước Phù Nam qua truyền thuyết
Vương quốc Phù Nam ra đời vào khoảng thế kỉ I, gắn với truyền thuyết về Hỗn Điền-Liễu Diệp cùng một số bằng chứng khảo cổ học. Địa bàn cư trú của cư dân Phù Nam chủ yếu ở khu vực Nam Bộ Việt Nam hiện nay.
Theo truyền thuyết về Hỗn Điền-Liễu Diệp. Hỗn Điền là một người Bà-la-môn Ấn Độ, được báo mộng lấy cây cung thần từ một ngôi đền và đánh bại nữ vương Khmer tên là Liễu Diệp, con gái của vua Nagas. Sau đó, Hỗn Điền và Liễu Diệp kết hôn và cùng nhau cai quản vương quốc Phù Nam.
Lưu ý: Nội dung trình bày sự thành lập của nước Phù Nam qua truyền thuyết chỉ mang tính chất tham khảo!
Trình bày sự thành lập của nước Phù Nam qua truyền thuyết? Logic xây dựng và phát triển chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 thế nào? (Hình từ Internet)
Logic xây dựng và phát triển chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 thế nào?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT logic xây dựng và phát triển chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 như sau:
- Nội dung giáo dục lịch sử, địa lí được tổ chức thành một môn học độc lập nhằm giúp học sinh mở rộng và nâng cao hiểu biết về môi trường xung quanh, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
- Nội dung giáo dục lịch sử, địa lí gồm: những kiến thức ban đầu về tự nhiên, dân cư, một số hoạt động kinh tế, lịch sử - văn hoá của các vùng miền, của đất nước và thế giới; những sự kiện, nhân vật lịch sử phản ánh những cột mốc đánh dấu sự phát triển của các giai đoạn lịch sử, những thành tựu trong sự nghiệp dựng nước (kinh tế, chính trị, văn hoá,...) và giữ nước của dân tộc.
- Chương trình môn Lịch sử và Địa lí không tách thành hai phân môn riêng biệt. Các kiến thức lịch sử và địa lí được tích hợp trong các chủ đề và được mở rộng về không gian địa lí và xã hội (bắt đầu từ địa phương, vùng miền đến đất nước và thế giới).
- Logic này bảo đảm khi hoàn thành chương trình môn học ở cấp tiểu học, học sinh sẽ có kiến thức ban đầu về lịch sử và địa lí của địa phương, vùng miền, đất nước và thế giới để học tiếp môn Lịch sử và Địa lí ở cấp trung học cơ sở. Khi dạy học, giáo viên cần chú ý liên hệ nội dung bài học với những nét đặc thù, tiêu biểu của lịch sử, địa lí ở địa phương.
- Nội dung môn Lịch sử và Địa lí tập trung lựa chọn “điểm”. Kiến thức lịch sử được lựa chọn không tuân thủ nghiêm ngặt tính lịch đại mà phản ánh những sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu cho một số vùng miền, một số giai đoạn lịch sử.
- Đối với địa lí, các vùng được lựa chọn không chỉ dựa trên nét tương đồng về tự nhiên mà còn dựa trên vai trò lịch sử của vùng đất đó; mỗi vùng chỉ lựa chọn giới thiệu một số đặc điểm địa lí tiêu biểu, đặc trưng.
Bộ thiết bị dạy học tối thiểu môn Lịch sử và Địa lí lớp 5?
Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT bộ thiết bị dạy học tối thiểu môn Lịch sử và Địa lí bao gồm:
- Mô hình hiện vật, tranh ảnh lịch sử, địa lí, băng ghi âm lời nói của các nhân vật lịch sử,...;
- Bản đồ, lược đồ;
- Sơ đồ, các bảng thống kê,...;
- Phim video;
- Các phiếu học tập có các nguồn sử liệu;
- Các mẫu vật về tự nhiên;
- Các dụng cụ, thiết bị thông thường để quan sát tự nhiên; một số dụng cụ thực hành;
- Phần mềm dạy học (nghiên cứu và từng bước sử dụng rộng rãi).
Thiết bị dạy học môn Lịch sử và Địa lí là các nguồn tư liệu phong phú, cụ thể, sinh động, giàu hình ảnh và giàu sức thuyết phục, không chỉ nhằm minh hoạ bài giảng của giáo viên mà còn hỗ trợ giáo viên tổ chức các hoạt động học tập, tự tìm tòi tri thức lịch sử, địa lí của học sinh một cách tích cực, sáng tạo. Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh làm việc trực tiếp với các thiết bị dạy học theo phương châm: Hãy để cho học sinh tiếp xúc nhiều hơn với các thiết bị, suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn và trình bày ý kiến của mình nhiều hơn.
- Lịch thi đấu LPL 2025 Split 1: cập nhật mới nhất? Học sinh có được xem điện thoại trong giờ học?
- Https hocvalamtheobac mobiedu vn (Tuần 3) hướng dẫn đăng ký Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Https hocvalamtheobac mobiedu vn Link đăng ký Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Tuần 3?
- Mẫu soạn bài Đồng chí lớp 8? Căn cứ vào đâu để giáo viên chủ động định hướng chung về phương pháp giáo dục môn Ngữ Văn lớp 8?
- Mẫu viết bài văn kể lại 1 hoạt động xã hội? Học sinh xã rác bừa bãi trong công viên có phải là hành vi mà học sinh THCS không được làm?
- Top 6 mẫu viết đoạn văn kể về việc em giữ lời hứa với cha mẹ lớp 3? Quyền được học tập của học sinh lớp 3 như thế nào?
- Mẫu soạn bài Ếch ngồi đáy giếng ngắn nhất? Phương pháp đánh giá học sinh tiểu học?
- Top 2 mẫu viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên mưa? Năng lực văn học cần có sau khi học môn Ngữ văn lớp 8?
- Mẫu nghị luận về thói quen ỷ lại dựa dẫm của thanh thiếu niên ngày nay? Môn ngữ văn có nằm trong những môn thi học sinh giỏi quốc gia không?
- Miêu tả là gì? Văn miêu tả là gì cho ví dụ? Viết được đoạn miêu tả thể hiện cảm xúc và khả năng liên tưởng yêu cầu ở cấp học nào?