Trẻ em khuyết tật 7 tuổi có được học trường mầm non? Phân chia nhóm trẻ trong 3 đến 26 tháng tuổi như thế nào?

Trẻ em khuyết tật 7 tuổi đã quá độ tuổi học tại trường mầm non thì liệu có được học hay không? Việc phân chia nhóm trẻ em từ 03 tháng đến 36 tháng tuổi tại trường mầm non ra sao?

Trẻ em khuyết tật 7 tuổi có được học trường mầm non?

Căn cứ theo Điều 32 Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định về tuổi và sức khỏe của trẻ em mầm non như sau:

Tuổi và sức khỏe của trẻ em mầm non
1. Trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi được nhận vào trường mầm non.
2. Trẻ em khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung là 03 tuổi.

Đối chiếu quy định trên thì đối với trẻ em khuyết tật thì độ tuổi đi học trường mầm non có thể lên đến 9 tuổi nhiều hơn 3 tuổi so với quy định.

Như vậy, trẻ em khuyết tật 7 tuổi hoàn toàn được đi học trường mầm non.

Trẻ em khuyết tật 7 tuổi có được học trường mầm non? Phân chia nhóm trẻ trong 3 đến 26 tháng tuổi như thế nào?

Trẻ em khuyết tật 7 tuổi có được học trường mầm non? Phân chia nhóm trẻ trong 3 đến 26 tháng tuổi như thế nào? (Hình từ Internet)

Trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi tại trường mầm non sẽ tổ chức phân chia như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định về tuổi và sức khỏe của trẻ em mầm non như sau:

Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
1. Trẻ em đ­ược tổ chức theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo.
a) Đối với nhóm trẻ: trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành các nhóm trẻ. Số lượng trẻ em tối đa trong một nhóm trẻ được quy định như sau:
- Nhóm trẻ từ 03 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ em;
- Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ em;
- Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ em;
b) Đối với lớp mẫu giáo: Trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi được tổ chức thành các lớp mẫu giáo. Số lượng trẻ em tối đa trong một lớp mẫu giáo được quy định như sau:
- Lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi: 25 trẻ em;
- Lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi: 30 trẻ em;
- Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi: 35 trẻ em.
2. Nếu số lượng trẻ em trong mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không đủ 50% so với số trẻ tối đa được quy định tại điểm a và điểm b, khoản 1 của Điều này thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép có không quá 20 trẻ em hoặc lớp mẫu giáo ghép có không quá 30 trẻ.
3. Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có không quá 02 trẻ em khuyết tật học hòa nhập.
4. Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có đủ số lượng giáo viên theo quy định.
5. Trường mầm non có thể có điểm trường ở những địa bàn khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em đến trường. Mỗi điểm trường do hiệu trưởng phụ trách hoặc phân công phó hiệu trưởng phụ trách.

Đối chiếu quy định trên thì đối với nhóm trẻ: trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành các nhóm trẻ. Số lượng trẻ em tối đa trong một nhóm trẻ được quy định như sau:

- Nhóm trẻ từ 03 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ em;

- Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ em;

- Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ em;

Như vậy, trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi tại trường mầm non sẽ tổ chức phân chia thành 3 nhóm theo độ tuổi theo quy định.

Phụ huynh có mối quan hệ với trường mầm non như thế nào?

Căn cứ theo Điều 36 Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT có quy định về mối quan hệ giữa nhà trường mầm non, gia đình và xã hội như sau:

- Mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm bảo đảm sự đồng thuận trong nhận thức cũng như trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; đa dạng nguồn lực xây dựng cơ sở giáo dục mầm non, bảo đảm môi trường giáo dục tốt nhất cho mỗi trẻ em. Phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội bảo đảm nguyên tắc chủ động, cộng đồng trách nhiệm, dân chủ, bình đẳng, hợp tác, chia sẻ.

- Nhà trường chủ động tham mưu, đề xuất với chính quyền phát triển quy mô, xây dựng cơ sở vật chất; tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục. Công khai kế hoạch và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục của nhà trường và các hoạt động phối hợp với cha mẹ trẻ em; tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ em và cộng đồng; thực hiện phòng bệnh, kiểm tra sức khỏe cho trẻ em trong nhà trường.

- Gia đình có trách nhiệm chủ động phối hợp với nhà trường về việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nhà. Tự nguyện đóng góp trí tuệ, công sức, vật chất để tăng cường cơ sở vật chất và tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường, thực hiện quyền giám sát để sử dụng các nguồn lực hiệu quả.

- Nhà trường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của cộng đồng, cha mẹ trẻ em bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ và quyền giám sát của người đã đóng góp để sử dụng theo quy định.

- Nhà trường chủ động đề xuất sự hỗ trợ, tiếp thu ý kiến phản hồi tích cực của cha mẹ trẻ em, cộng đồng về các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường; quan tâm, hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, vận động và tạo điều kiện để trẻ em đến trường.

- Cộng đồng, cha mẹ của trẻ em hỗ trợ, giám sát nhà trường thực hiện các hoạt động; phản hồi với nhà trường về các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, xây dựng môi tr­ường giáo dục an toàn, thân thiện, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Trẻ em khuyết tật
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Trẻ em khuyết tật 7 tuổi có được học trường mầm non? Phân chia nhóm trẻ trong 3 đến 26 tháng tuổi như thế nào?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;