Trách nhiệm pháp lý là gì? Đặc điểm, phân loại trách nhiệm pháp lý? Vai trò của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật là gì?
Trách nhiệm pháp lý là gì? Đặc điểm, phân loại trách nhiệm pháp lý?
Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nao quy định về khái niệm trách nhiệm pháp lý là gì. Tuy nhiên có thể hiểu trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa Nhà nước (thông qua nhà chức trách, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) và chủ thể vi phạm pháp luật.
Trong đó, Nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt được quy định trong chế tài của quy phạm pháp luật đối với chủ thể vi phạm và chủ thể đó có nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả bất lợi do hành vi của mình gây ra.
Trách nhiệm pháp lý có 3 đặc điểm là:
- Cơ sở thực tế của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật.
- Cơ sở pháp lý của trách nhiệm pháp lý là văn bản áp dụng pháp luật có hiệu lực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Trách nhiệm pháp lý liên quan mật thiết với cưỡng chế Nhà nước.
Căn cứ vào việc phân loại vi phạm pháp luật, có 4 loại trách nhiệm pháp lý:
- Trách nhiệm hình sự.
- Trách nhiệm dân sự.
- Trách nhiệm hành chính.
- Trách nhiệm kỷ luật.
Trách nhiệm pháp lý là gì? Đặc điểm, phân loại trách nhiệm pháp lý? Vai trò của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật là gì? (Hình từ Internet)
Vai trò của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật là gì?
Tại Điều 3 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 có quy định về chính sách của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật như sau:
Chính sách của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt.
2. Nhà nước bảo đảm nguồn lực cần thiết cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
3. Thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
4. Giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được lồng ghép trong chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo; là một nội dung trong chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
Như vậy, nhà nước giữ vai trò nòng cốt trong thực hiện chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật. Nhà nước bảo đảm nguồn lực cần thiết cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Việc quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 việc quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật được quy định như sau:
- Nội dung quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm:
+ Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật;
+ Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
+ Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật;
+ Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;
+ Thống kê, tổng kết về phổ biến, giáo dục pháp luật;
+ Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong phổ biến, giáo dục pháp luật;
+ Hợp tác quốc tế về phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Cơ quan quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm:
+ Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật;
+ Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật; chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn về phổ biến, giáo dục pháp luật; chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;
+ Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật;
+ Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương.
Chức năng của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật là gì?
Tại Điều 7 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 có quy định:
Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật được thành lập ở trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, là cơ quan tư vấn cho Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và huy động nguồn lực cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ là Bộ Tư pháp, của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là Sở Tư pháp, của Ủy ban nhân dân cấp huyện là Phòng Tư pháp.
3. Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật.
Như vậy, chức năng của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật là tư vấn cho Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và huy động nguồn lực cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?