TPHCM: Kiểm tra sức khỏe ban đầu cho học sinh, báo cáo hiện trạng sức khoẻ học sinh?
TPHCM: Kiểm tra sức khỏe ban đầu cho học sinh, báo cáo hiện trạng sức khoẻ học sinh?
Ngày 12/9/2024, Sở giáo dục và Đào tạo đã có Công văn 5729/SGDĐT-CTTT năm 2024 về kiểm tra sức khỏe ban đầu cho học sinh, báo cáo hiện trạng sức khoẻ học sinh.
>> Tải Công văn 5729/SGDĐT-CTTT năm 2024
Theo đó, nhằm phát huy hiệu quả hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra sức khỏe ban đầu cho học sinh, thực hiện hiệu quả công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho học sinh trong năm học 2024-2025, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM đề nghị thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện nội dung sau:
(1). Kiểm tra sức khỏe ban đầu cho học sinh theo đúng quy định theo Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT.
(2). Báo cáo hiện trạng sức khoẻ học sinh
- Nội dung báo cáo
Đối với trẻ mẫu giáo (từ 36 tháng tuổi trở lên): cập nhật, báo cáo các chỉ số về chiều cao (cm), cân nặng (kg).
Đối với học sinh phổ thông: cập nhật, báo cáo chiều cao (cm), cân nặng (kg); số lượng học sinh biết bơi, không biết bơi; các bệnh về mắt và báo cáo chỉ số khối cơ thể (BMI).
- Hình thức báo cáo
Báo cáo hiện trạng sức khỏe học sinh trên Hệ thống cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo của Thành phố Hồ Chí Minh tại địa chỉ https://csdl.hcm.edu.vn/ (gọi tắt là CSDL HCM).
- Thực hiện
Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện và thành phố Thủ Đức, các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông rà soát đảm bảo chất lượng và đầy đủ thông tin, số liệu báo cáo hiện trạng sức khỏe học sinh vào CSDL HCM, hoàn thành trước ngày 31/03/2025.
TPHCM: Kiểm tra sức khỏe ban đầu cho học sinh, báo cáo hiện trạng sức khoẻ học sinh? (Hình từ Internet)
Tổ chức các hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh như thế nào?
Theo Điều 9 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT quy định tổ chức các hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh như sau:
- Thực hiện kiểm tra sức khỏe vào đầu năm học để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe: đo chiều cao, cân nặng đối với trẻ dưới 36 tháng tuổi; đo chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịp tim, thị lực đối với học sinh từ 36 tháng tuổi trở lên.
- Đo chiều cao, cân nặng, ghi biểu đồ tăng trưởng, theo dõi sự phát triển thể lực cho trẻ dưới 24 tháng tuổi mỗi tháng một lần và cho trẻ em từ 24 tháng tuổi đến 6 tuổi mỗi quý một lần; theo dõi chỉ số khối cơ thể (BMI) ít nhất 02 lần/năm học để tư vấn về dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực đối với học sinh phổ thông.
- Thường xuyên theo dõi sức khỏe học sinh, phát hiện giảm thị lực, cong vẹo cột sống, bệnh răng miệng, rối loạn sức khỏe tâm thần và các bệnh tật khác để xử trí, chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định và áp dụng chế độ học tập, rèn luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe.
- Phối hợp với các cơ sở y tế có đủ điều kiện để tổ chức khám, điều trị theo các chuyên khoa cho học sinh.
- Sơ cứu, cấp cứu theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
- Tư vấn cho học sinh, giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh về các vấn đề liên quan đến bệnh tật, phát triển thể chất và tinh thần của học sinh; hướng dẫn cho học sinh biết tự chăm sóc sức khỏe; trường hợp trong trường học có học sinh khuyết tật thì tư vấn, hỗ trợ cho học sinh khuyết tật hòa nhập.
- Hướng dẫn tổ chức bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, đa dạng thực phẩm, phù hợp với đối tượng và lứa tuổi đối với các trường có học sinh nội trú, bán trú.
- Phối hợp với cơ sở y tế địa phương trong việc tổ chức các chiến dịch tiêm chủng, uống vắc xin phòng bệnh cho học sinh.
- Thông báo định kỳ tối thiểu 01 lần/năm học và khi cần thiết về tình hình sức khỏe của học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh. Nhân viên y tế trường học đánh giá tình trạng sức khỏe học sinh vào cuối mỗi cấp học để làm căn cứ theo dõi sức khỏe ở cấp học tiếp theo.
- Lập và ghi chép vào sổ khám bệnh, sổ theo dõi sức khỏe học sinh, sổ theo dõi tổng hợp tình trạng sức khỏe học sinh.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát các điều kiện học tập, vệ sinh trường lớp, an toàn thực phẩm, cung cấp nước uống, xà phòng rửa tay. Chủ động triển khdai các biện pháp và chế độ vệ sinh phòng, chống dịch theo quy định tại Thông tư 46/2010/TT-BYT và các hướng dẫn khác của cơ quan y tế.
- Tổ chức triển khai các chương trình y tế, phong trào vệ sinh phòng bệnh, tăng cường hoạt động thể lực, dinh dưỡng hợp lý, xây dựng môi trường không khói thuốc lá, không sử dụng đồ uống có cồn và các chất gây nghiện.
Kinh phí thực hiện công tác y tế trường học lấy từ đâu?
Căn cứ Điều 3 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT nguồn kinh phí thực hiện công tác y tế trường học được quy định như sau:
- Nguồn kinh phí sự nghiệp y tế, giáo dục và đào tạo hằng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành của các đơn vị;
- Nguồn bảo hiểm y tế học sinh theo quy định hiện hành;
- Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật và các nguồn thu hợp pháp khác.
- Mẫu viết đoạn văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em trong mùa hè vừa qua lớp 8? Mục tiêu của môn Ngữ văn lớp 8?
- Mẫu đoạn văn kể về gia đình của em lớp 6 chọn lọc hay nhất? Học sinh lớp 6 được học các môn tự chọn nào?
- Lịch Sử lớp 12 tóm tắt Liên Xô và Đông Âu 1945-1970 đầy đủ và chi tiết? Quan điểm xây dựng chương trình môn lịch sử lớp 12 như thế nào?
- Ý nghĩa của bài đọc Nhím nâu kết bạn? Chương trình giáo dục môn Tiếng Việt học sinh lớp 2 góp phần xây dựng mục tiêu chung ra sao?
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội về trí tuệ nhân tạo? Học sinh lớp mấy bước đầu viết bài văn nghị luận xã hội?
- Mẫu bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu của giáo viên năm 2024? Hướng dẫn cách viết mẫu bản cam kết?
- Mẫu phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà ngắn gọn lớp 8? Chương trình giáo dục phổ thông gồm những giai đoạn giáo dục nào?
- Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết? Học sinh lớp 11 được học bao nhiêu chuyên đề trong môn Lịch sử?
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?