TP HCM hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên năm học 2024 2025?
TP HCM hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên năm học 2024 2025?
Ngày 11/9/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM và Bảo hiểm xã hội TP HCM đã có Hướng dẫn liên tịch 6687/HDLS/BHXH-GDĐT năm 2024 về hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên năm học 2024 2025.
Trong đó, số tiền đóng BHYT HSSV tính như sau:
Mức lương cơ sở X 4.5% X 70% X số tháng tham gia
Số tiền đóng BHYT HSSV như sau:
Số tháng tham gia | Tổng số tiền đóng BHYT | HSSV đóng 70% | Ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% |
3 tháng | 351.900 | 221.130 | 94.770 |
6 tháng | 631.800 | 442.260 | 189.540 |
9 tháng | 947.700 | 663.390 | 284.310 |
12 tháng | 1.263.600 | 884.520 | 379.080 |
Về phương thức, thời gian đóng bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên:
- HSSV đăng ký tham gia BHYT và đóng tiền tại cơ sở giáo dục nơi đang theo học ngay từ đầu năm học, khóa học theo 4 phương thức đóng như sau: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng (khuyến khích tham gia 12 tháng). Trường hợp thẻ BHYT còn thời hạn 10 ngày trước khi hết hạnthì HSSV liên hệ với cơ sở giáo dục để đăng ký đóng tiền tham gia tiếp theo các phương thức trên.
- Cơ sở giáo dục có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở HSSV đóng tiền tham gia BHYT HSSV theo danh sách đang quản lý hoặc danh sách do cơ quan BHXH cung cấp lập, tổ chức thu tiền đóng BHYT HSSV kèm danh sách tham gia BHYT, và chuyển nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) theo đúng quy định.
- Cơ quan BHXH: cấp và chuyển giao thẻ BHYT (nếu có) kịp thời cho cơ sở giáo dục để phát cho HSSV ngay khi nhận đủ hồ sơ và số tiền đóng đã chuyển vào tài khoản cơ quan BHXH.
Lưu ý:
- Trường hợp HSSV có thẻ BHYT hết hạn sử dụng rơi vào các tháng còn lại trong năm 2024 hoặc chưa tham gia BHYT trước đó, thì chỉ tham gia đóng tiền BHYT cho năm những tháng còn lại đến 31/12/2024 (Năm tài chính) . Sau đó thực hiện tham gia BHYT theo các phương thức nêu trên cho cả năm 2025.
- Đối với HSSV thuộc diện hộ gia đình cận nghèo, theo quy định phải tham gia BHYT tại địa phương (Ngân sách nhà nước hỗ trợ 70%). Nếu chưa tham gia BHYT ở địa phương thì tham gia BHYT HSSV tại trường. Nếu sau đó được cấp thẻ theo đối tượng khác thì sẽ được hoàn trả theo quy định (thoái trả tiền đã đóng từ thời điểm thẻ BHYT được cấp theo nhóm mới bắt đầu có giá trị sử dụng).
- HSSV có thẻ BHYT thuộc nhóm đối tượng khác (thân nhân Công an; Quân đội; Ban cơ yếu; Nghèo; Cận nghèo…) nếu hết giá trị sử dụng thẻ BHYT và không tiếp tục tham gia theo nhóm đối tượng khác, thì tiếp tục tham gia theo nhóm HSSV ngay từ tháng tiếp theo tại cơ sở giáo dục đang theo học đến hết thời hạn chung của cơ sở giáo dục.
Để biết thời hạn thẻ BHYT HSSV có thể sử dụng phần mềm VSSID hoặc vào địa chỉ trang web: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/pages/tra-cuu-thoi-han-su-dung-the-bhyt.aspx để tra cứu thời hạn thẻ BHYT.
Xem chi tiết: Hướng dẫn liên tịch 6687/HDLS/BHXH-GDĐT năm 2024 tải về
TP HCM hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên năm học 2024 2025? (Hình từ Internet)
Mã số thẻ bảo hiểm y tế có ý nghĩa gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 1666/QĐ-BHXH năm 2020 về mã số thẻ bảo hiểm y tế như sau:
Thông tin in trên phôi thẻ và yêu cầu quản lý khi cấp cho người sử dụng gồm:
1. Tiêu thức quản lý người tham gia BHYT
1.1. Mã số: in 10 ký tự mã số BHXH của người tham gia BHYT.
1.2. Họ và tên: in họ và tên của người tham gia BHYT bằng chữ in hoa.
1.3. Ngày sinh: in ngày, tháng, năm sinh của người tham gia BHYT.
1.4. Giới tính: in nam hoặc nữ theo hồ sơ đăng ký tham gia BHYT.
1.5. Mã mức hưởng BHYT: in (01 ký tự: theo số thứ tự từ 1 đến 5) ký hiệu mức hưởng của người tham gia BHYT.
...
Như vậy, mã số thẻ bảo hiểm y tế được in trên Bảo hiểm y tế bao gồm 10 ký tự. 10 ký tự mang ý nghĩa chính là mã số Bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm y tế.
Ngoài mã số thẻ bảo hiểm y tế, trên thẻ Bảo hiểm y tế cũng sẽ in 01 ký tự về mức hưởng bảo hiểm y tế, 02 ký tự về mã nơi đối tượng sinh sống và 02 ký tự về mã đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.
Thẻ bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên được đổi trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 19 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định về đổi thẻ bảo hiểm y tế như sau:
Đổi thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:
a) Rách, nát hoặc hỏng;
b) Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;
c) Thông tin ghi trong thẻ không đúng.
2. Hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế bao gồm:
a) Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế;
b) Thẻ bảo hiểm y tế.
3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, tổ chức bảo hiểm y tế phải đổi thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ đổi thẻ, người có thẻ vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
4. Người được đổi thẻ bảo hiểm y tế do thẻ bị rách, nát hoặc hỏng phải nộp phí. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức phí đổi thẻ bảo hiểm y tế.
Như vậy, thẻ bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên được đổi trong trường hợp sau đây:
- Rách, nát hoặc hỏng;
- Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;
- Thông tin ghi trong thẻ không đúng.
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?