Tốt nghiệp đại học y thì gọi là bằng cử nhân hay bằng bác sĩ?

Hiện nay quy định pháp luật như thế nào về tốt nghiệp đại học y thì gọi là bằng cử nhân hay bằng bác sĩ?

Tốt nghiệp đại học y thì gọi là bằng cử nhân hay bằng bác sĩ?

Căn cứ khoản 2 Điều 12 Luật Giáo dục 2019 quy định văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm:

- Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

- Bằng tốt nghiệp Trung học Phổ thông

- Bằng tốt nghiệp trung cấp

- Bằng tốt nghiệp cao đẳng

- Bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.

- Theo đó, tốt nghiệp cử nhân theo cách gọi khác chính là tốt nghiệp đại học theo Luật Giáo dục 2019. Bên cạnh đó bằng đại học còn được hiểu là bằng do cơ sở giáo dục Đại học cấp cho người đã tốt nghiệp trình độ đại học.

*Các loại bằng tốt nghiệp đại học

- Hiện nay, có rất nhiều trường đại học trên cả nước nhưng chỉ có 05 loại bằng tốt nghiệp bao gồm:

+ Bằng kỹ sư

+ Bằng kiến trúc sư

+ Bằng bác sĩ

+ Bằng cử nhân

+ Và mẫu bằng tốt nghiệp đại học của các ngành còn lại.

- Trong đó, phổ biến nhất là bằng tốt nghiệp cử nhân là một loại văn bằng nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân.

+ Bằng tốt nghiệp cử nhân được cấp cho những sinh viên khi đã hoàn thành xong chương trình đại học.

+ Trong bằng ghi rõ thông tin cá nhân, trường theo học cũng như kết quả tốt nghiệp để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau sau này.

Đồng thời, hiện này nói đến bằng tốt nghiệp thì thực tế bằng tốt nghiệp đại học cũng được sử dụng đi liền kề với các trình độ như : trình độ đào tạo giáo dục đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ (Điều 38 Luật giáo dục 2019)

Như vậy, đối chiếu những quy định trên thì bằng cử nhân và bằng bác sĩ là 2 văn bằng tách biệt nhau.

Bằng cử nhân là tên gọi chung dành cho các sinh viên đã tốt nghiệp đại học được hiểu là bằng do cơ sở giáo dục đại học cấp cho sinh viên đã đủ điều kiện tốt nghiệp hệ chính quy bậc đại học (đại trà). Bằng cử nhân cũng chính là bằng đại học.

Đối với bằng bác sĩ đây là một loại bằng đặc thù phải học thêm thì mới được cấp vì vậy mà tốt nghiệp đại học y thì chỉ tạm gọi là bằng cử nhân chưa gọi là bằng bác sĩ.

Tốt nghiệp đại học y thì gọi là bằng cử nhân hay bằng bác sĩ?

Tốt nghiệp đại học y thì gọi là bằng cử nhân hay bằng bác sĩ? (Hình từ Internet)

Học đại học bao nhiêu năm thì có bằng bác sĩ?

Như đã phân tích trên thì bằng bác sĩ đây là một loại bằng đặc thù vì vậy sẽ yêu cầu học chuyên sâu hơn.

Thông thường thời gian đào tạo đại học y khoa sẽ kéo dài 5 năm thay vì 6 năm như hiện tại.

Người tốt nghiệp ĐH y dược phải trải qua một kỳ thi quốc gia để cấp chứng chỉ và sau đó phải có thời gian thực hành nghề nghiệp từ 1-3 năm trước khi được hành nghề khám chữa bệnh.

Yêu cầu đối với các ngành đào tạo đại học chuyên sâu được căn cứ theo Điều 14 Nghị định 99/2019/NĐ-CP trình độ đào tạo đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù là trình độ yêu cầu sinh viên, học viên phải đạt được, qua đó đáp ứng điều kiện nhận bằng.

Trình độ đào tạo đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù là trình độ của người đã tốt nghiệp các chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù sau đây:

- Chương trình có khối lượng học tập từ 150 tín chỉ trở lên đối với người đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương hoặc có khối lượng học tập từ 30 tín chỉ trở lên đối với người đã tốt nghiệp trình độ đại học.

- Chương trình có khối lượng học tập từ 90 tín chỉ trở lên đối với người có trình độ tương đương Bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Căn cứ vào quy định về điều kiện đầu vào, khối lượng học tập tối thiểu, chuẩn giảng viên, chuẩn đầu ra và các chuẩn khác trong chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, người tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù được xếp vào bậc tương ứng trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Như vậy, đối chiếu những quy định trên thì trung bình có thể học đại học bao 8 thì mới có bằng bác sĩ (bao gồm cả thời gian thực hành nghề nghiệp từ 1-3 năm trước).

*Lưu ý: Tùy theo trình độ người học nhanh hay chậm mà thời gian sẽ được rút ngắn hoặc tăng thêm.

Thang điểm xếp loại học lực sinh viên như thế nào?

Căn cứ khoản 5 Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về xếp loại học lực sinh viên theo điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy như sau:

- Theo thang điểm 4:

+ Từ 3,6 đến 4,0: Xuất sắc;

+ Từ 3,2 đến cận 3,6: Giỏi;

+ Từ 2,5 đến cận 3,2: Khá;

+ Từ 2,0 đến cận 2,5: Trung bình;

+ Từ 1,0 đến cận 2,0: Yếu;

+ Dưới 1,0: Kém.

- Theo thang điểm 10:

+ Từ 9,0 đến 10,0: Xuất sắc;

+ Từ 8,0 đến cận 9,0: Giỏi;

+ Từ 7,0 đến cận 8,0: Khá;

+ Từ 5,0 đến cận 7,0: Trung bình;

+ Từ 4,0 đến cận 5,0: Yếu;

+ Dưới 4,0: Kém.

Tốt nghiệp đại học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tốt nghiệp đại học y thì gọi là bằng cử nhân hay bằng bác sĩ?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 2627

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;