Top mẫu văn phân tích bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan?
Top mẫu văn phân tích bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan?
Dưới đây là mẫu tham khảo văn phân tích bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan:
Mẫu văn phân tích bài thơ Chiều hôm nhớ nhà Mẫu số 1: Cùng với Hồ Xuân Hương, bà huyện Thanh Quan là một trong số những nữ thi sĩ hiếm hoi của nền văn học trung đại đã để lại cho hậu thế những thi phẩm xuất sắc. Trong số 6 bài thơ Đường luật bà để lại, tác phẩm Chiều hôm nhớ nhà như một cơn gió mang hơi thở của quê hương, nơi mà mỗi từ ngữ là hình ảnh sâu lắng về nỗi nhớ, về sự gắn bó chặt chẽ với đất đai và con người. Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà (Qua Đèo Ngang) Còn trong bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà”, cảnh chiều được miêu tả như sau: Trời chiều băng lảng bóng hoàng hôn (Chiều hôm nhớ nhà) Trước khung cảnh này, những ai không cảm xúc cũng phải cảm thấy buồn, chứ không nói gì đến người nhạy cảm như nữ sĩ. Trong bài “Qua Đèo Ngang”, hình ảnh nghệ thuật đầu tiên là bóng xế tà, thì trong “Chiều hôm nhớ nhà”, đó cũng là bóng hoàng hôn. Trong thơ cổ, hình ảnh bóng chiều thường được dùng để diễn tả tâm trạng và nỗi buồn. Buổi chiều gợi nhớ về quê hương và gia đình, đặc biệt là khi là người lữ thứ xa quê, trên đỉnh Đèo Ngang chỉ có: Cỏ cây chen đá, lá chen hoa thì ở Trong “Chiều hôm nhớ nhà”, không khí cũng vắng vẻ và lạnh lùng: Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn Đây là âm thanh làm ta cảm nhận rõ nhất nỗi buồn. Tiếng ốc xa xăm, lúc đều lúc nhặt, càng làm nổi bật nỗi buồn của nhà thơ. Cả hai bài thơ đều phản ánh nỗi buồn sâu thẳm. Từ cuộc sống náo nhiệt ở kinh đô Thăng Long, chuyển đến Đèo Ngang, nữ sĩ cảm thấy nỗi buồn chất chứa. Hình ảnh con người trong cả hai bài thơ chỉ là những bóng dáng mờ nhạt của những người lao động nghèo khổ, cuộc sống đơn sơ và tẻ nhạt: Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà (Qua Đèo Ngang) Và Gác mái ngư ông về viễn phố Gõ sừng mục tử lại cô thôn (Chiều hôm nhớ nhà) Thủ pháp đảo ngữ trong thơ tạo nên hình ảnh cuộc sống thưa thớt và vắng vẻ. Vì vậy, Bà Huyện Thanh Quan không thể vui vẻ, càng không thể thờ ơ trước cảnh buồn man mác. Nỗi niềm u hoài là nỗi lòng của nữ sĩ, nhớ về một thời vàng son đã qua. Trước cảnh vật hiện tại, lòng bà cháy bỏng với nỗi nhớ quê và thương nước, hòa cùng âm thanh của tiếng cuốc và gia gia. Nghệ thuật chơi chữ quốc (nước) và gia (nhà) làm nổi bật nỗi nhớ nước, nhớ quê của nhà thơ. Tiếng cuốc kêu như một tiếng gọi thiết tha trong tâm tư bà, gửi gắm nỗi nhớ quê hương và đất nước: Ngàn mây gió cuốn chim bay mỏi Răm liễu sương sa khách bước dồn (Chiều hôm nhớ nhà) Chiều tà, mặt trời sắp tắt, bóng đêm bao phủ, chim tìm nơi ngủ, lữ khách tìm chốn nghỉ. Bà Huyện Thanh Quan rất nhớ quê, muốn trở về nhưng lại bất lực: Kẻ chốn Chương Đài người lữ thứ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn (Chiều hôm nhớ nhà) Ở đây, tác giả sử dụng điển cổ “Chương Đài” để thể hiện sự xa cách giữa bà và quê hương. Bà tìm kiếm ai để chia sẻ nỗi buồn, nỗi cô đơn. Đối diện với cảnh Đèo Ngang, nữ sĩ như gặp lại chính mình: Dừng chân đứng lại, trời, non, nước Một mảnh tình riêng, ta với ta Mảnh tình riêng đó là tâm sự cô đơn trước mây trời và sông nước. Bà và cảnh hòa quyện trong một tâm trạng chung. Dù cảnh vật bao la, rộng lớn, nhưng tâm trạng của nhà thơ lại u hoài. Cảnh và tình hòa quyện trong những vần thơ buồn bã, cô đơn. Hai bài thơ trên là minh chứng rõ ràng cho phong cách thơ Bà Huyện Thanh Quan. Sự kết hợp giữa chất cổ điển và trữ tình tạo nên thành công nổi bật cho hai bài thơ. Dù đã gấp sách lại, chúng ta vẫn không thể quên những vần thơ tuyệt vời như vậy. Mẫu số 2: Trong làng thơ Việt Nam, có những nữ sĩ để lại cho thơ ca dân tộc những dấu ấn đẹp. Nếu thơ Hồ Xuân Hương tài ba, ngạo mạn thì thơ bà Huyện Thanh Quan lại trang nhã, trữ tình và duyên dáng. Đọc thơ bà, ta thấy nỗi buồn man mác, tâm trạng hoài cổ thật thanh cao đượm sự cô đơn, trống vắng. Một trong những bài thơ đó là tác phẩm Chiều hôm nhớ nhà. Tìm hiểu bài thơ ta sẽ thấy tài thơ điêu luyện của Bà: Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn Gác mái, ngư ông về viễn phố Gõ sừng, mục tử lại cô thôn Ngàn mây gió cuốn chim bay mỏi Dặm liễu sương sa khách bước dồn Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn Ở hai câu đề, khoảng thời gian là trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn. Ánh sáng vẫn còn đó, nhưng chỉ còn là ánh lờ mờ của ngày tàn và đêm sắp tới. Câu thơ chỉ giới thiệu thời gian mà người đọc như cảm thấy cả không gian một vùng quê rộng lớn. Trước thiên nhiên ấy, giữa trời và đất, có một cái gì đó tràn ngập con người nhạy cảm. Buổi chiều là thời gian dễ buồn nhất và đó cũng là khoảng thời gian thường xuất hiện trong thơ của bà Huyện Thanh Quan. Con người trong cuộc sống hỗn độn, ồn ào vẫn có một lúc nào đó trở về với cái bình yên muôn thuở của thiên nhiên, về với chính lòng mình. Và lúc này chính là khoảnh khắc đó của nữ sĩ. Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn Âm thanh từ xa vẳng đến như thúc giục, nhưng vẫn có cái trầm lặng trong đó báo hiệu cho mọi người: ngày sắp hết. Ta như gặp một nét thân quen, man mác của câu ca dao: Chiều chiều ra đứng ngõ sau Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều. Tâm trạng của tác giả đã phần nào được ngầm hiểu trong cách lựa chọn thời gian, không khí và thanh âm. Trong cảnh chiều, trong tiếng gọi tàn ngày đó, con người hiện ra: Gác mái, ngư ông về viễn phố Gõ sừng, mục tử lại cô thôn. Câu thơ với nhịp 2/5 làm cho ta có cảm giác hoạt động con người đang giảm dần, đang đi tới kết thúc. Phép đối rất chuẩn cùng với những từ Hán Việt đã góp phần tạo nên vẻ trang nhã, cổ kính của hai câu thơ gợi tả này. Trước cảnh thiên nhiên to lớn, con người thật nhỏ, yếu thế và có phần đơn độc. Đó cũng là đặc điểm của thơ Thanh Quan. Gặp cảnh và người ở đây ta không thể không liên tưởng đến cảnh và người. Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà Trong Qua đèo Ngang của cùng tác giả, cảnh và người đều vậy: lặng lẽ, đượm buồn. Ta có cảm giác nhà thơ cũng đang lặng lẽ, thẩn thờ. Và con đường trước mắt bà thì sao, hai câu luận đã vẽ ra khung cảnh: Ngàn mây gió cuốn chim bay mỏi Dặm liễu sương sa khách bước dồn Khoảng đường trước mắt như vô tận. Chim bay mỏi mà chưa tới nơi, khách bước dồn mà chưa tới chốn. Con đường đi hay con đường đời đang dàn trải? Phép đối từng cặp hình ảnh ngàn mây dặm liễu, gió cuốn - sương sa, chim bay mỏi - khách bước dồn làm ý thêm nhấn mạnh. Những từ ngữ bước dồn, bay mỏi cho thấy tâm trạng chán chường, mỏi mệt của nhà thơ. Tâm trạng ấy tất dẫn đến hai câu thơ kết thúc: Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn Không có ai để tâm sự, trời đất thì bao la, vắng lặng, trống trải, khiến tác giả quay về với nội tâm, với lòng buồn sẵn có của mình. Câu thơ cuối, vừa như một câu cảm, vừa như một câu hỏi. Ta đã từng bắt gặp những câu thơ tài ba đó trong thơ bà: Dừng chân đứng lại, trời non nước Một mảnh tình riêng, ta với ta (Qua đèo Ngang) Và Cảnh đấy, người đây luống đoạn trường (Thăng Long hoài cổ) Qua đó, ta càng hiểu được nỗi niềm tâm sự của tác giả. Mang tiếng nói của tầng lớp quý tộc phong kiến đang trên đường suy thoái, thơ Thanh Quan biểu hiện một khía cạnh tư tưởng của văn chương thế kỉ 18 - 19, phản ánh tâm tư của lớp nho sĩ chán nản bế tắc. Tiếng thơ đó cũng biểu hiện tâm trạng hoài cổ, thiết tha nhớ nhà Lê đã suy vi. Phải chăng đó cũng là tâm tình của tập đoàn phong kiến đã hết thời vàng son, hết vai trò lịch sử? Đặt bài thơ của nữ sĩ vào bối cảnh lịch sử như thế, ta có biểu hiện sâu thêm cái buồn trong lòng bà: cái buồn thời đại. Thơ bà buồn, nhưng không vì thế mà mất vẻ đẹp gợi cảm. Trái lại, nhờ vậy càng tăng thêm phần đặc sắc. Thơ bà đẹp một cách trầm lặng như chính tâm hồn bà. Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan mãi mãi đưa đến cho chúng ta những cảm xúc chân thành, đậm đà trước nét buồn thanh tao, đưa đến những suy nghĩa sâu xa hơn về con người và xã hội. Một bài thơ đóng lại nhưng còn mở ra, tạo nên một dư âm trong lòng người đọc. Mẫu số 3: Có thể nói Nhớ nước” – “thương nhà” là hai dòng tình cảm sâu sắc của Bà Huyện Thanh Quan. “Nhớ nước”, bà có bài thơ “Thăng Long thành hoài cổ”, “thương nhà”, bà có bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà”. Dưới triều Tự Đức, bà được mời về kinh nhậm chức Cung trung giáo tập để dạy các công chúa, cung phi. Sống trong cung đình, nhưng bà tự coi mình như kẻ “lữ thứ”, tấm lòng của bà luôn luôn hướng về chốn “Chương Đài”. Tâm sự “thương nhà” của bà được diễn tả một cách tài hoa trong bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà”: “Chiều trời bảng lảng hóng hoàng hôn ….. Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?”. Bà Huyện Thanh Quan đã chọn luật bằng vần bằng cho bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà” (Bài “Thăng Long thành hoài cổ” là luật trắc vần bằng) hợp với điệu hoài cảm của tâm hồn thi nhân. Mở đầu bài thơ là hình ảnh buổi hoàng hôn với điệu nhạc chiều êm ái, thổn thức: “Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn Tiếng ốc xa dưa vẳng trống dồn” Trong cả ba bài thơ nổi tiếng, Bà Huyện Thanh Quan đều nói đến chiều tà. “Bước tới đèo Ngang bóng xé tà” (Qua đèo Ngang) “Nền củ lâu đài bóng tịch dương” (Thăng Long thành hoài cổ) “Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn” Từ “bảng lảng” tả ánh sáng buổi hoàng hôn thật là đặc sắc. Cảm nhận về ánh sáng như vậy thật là thi sĩ. “Bảng lảng” là ánh nắng đã nhạt, loãng, yếu ớt của buổi chiều tàn. Ánh nắng hạ xuống thì nhạc chiều nổi lên. Điệu nhạc trầm buồn của tiếng ốc từ xa đưa lại, tiếng trống cũng xa, chỉ nghe văng vẳng nhưng dồn dập thổn thức. Cái tôi trữ tình của thi nhân lặng phía sau hình ảnh và âm thanh. Cái gì nữ sĩ nhìn thấy, gần gũi thì nhạt nhòa, tàn phai. Nữ sĩ lắng nghe, đón nhận những âm vang từ xa, cho nên khúc nhạc chiều trầm buồn đó cũng là khúc nhạc lòng của thi nhân. Nhà thơ mở rộng không gian của buổi hoàng hôn, trở về với những hình ảnh gần gũi thân quen của những người lao động: “Gác mái, ngư ông về viễn phố Gõ sừng, mục tử lại cô thôn” Bà Huyện Thanh Quan vẫn không thoát khỏi những đề tài “ngư, tiều, canh, mục” quen thuộc trong thơ cổ điển nhưng bà vẫn có sáng tạo riêng. Bà chỉ chọn hai nhân vật cho buổi “chiều hôm” là “ngư ông” và “mục tử’. Nét linh hoạt của câu thơ là ở những cử chỉ của nhân vật. Hai cử chỉ nghịch nhau mà lại cùng diễn tả một ý tưởng. “Gác mái” là ngư ông nghỉ ngơi, đảo vị ngữ “Gác mái” càng nhấn mạnh sự nghỉ ngơi thư thái của ngư ông. “Gõ sừng” cũng được đảo ra phía trước để nhân mạnh cử động của mục tử (người chăn trâu) nhưng là cử động trở về, nghỉ ngơi. Nhưng cả ngư ông và mục tử trên đường trở về đều có khoảng cách “ngư ông về viễn phố”, ngư ông về bến xa, “mục tử lại cô thôn”, người chăn trâu về xóm lẻ loi. Khoảng cách ấy cũng là khoảng cách trong lòng thi nhân với quê hương xứ sở của mình, thành ra có ba con người, ngư ông, mục tử và nữ sĩ chẳng gắn bó gì với nhau cả lại cùng giông nhau ở một điểm là chiều hôm, mỗi người đều hướng về nơi chôn thân yêu của mình. Tóm lại, hai câu thực đã thể hiện một cách tài hoa chủ đề chiều hôm nhớ nhà. Chuyển sang hai câu luận, không gian thơ được mở lên chiều cao với những hoạt động của thiên nhiên trong buổi chiều hôm: “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi Dặm liễu sương sa khách bước dồn” Hình ảnh thật đẹp, thật gợi cảm. Nhà thơ đã chọn được những tín hiệu thẩm mĩ có khả năng diễn tả tâm tình của thi nhân. Hình ảnh “ngàn mai gió cuốn” vừa rộng lớn, thoáng, vừa sôi động. Rừng mai bạt ngàn càng thấy sự lẻ loi đơn chiếc của thi nhân, hình ảnh “gió cuốn” gợi sự xao động bên trong của nữ sĩ. Hình ảnh cánh chim chiều “bay mỏi” cũng gợi tâm trạng của thi nhân. Làm sao giữa không gian bạt ngàn của rừng mai mà nhận ra “chim bay mỏi”? Phải có con mắt rất tinh, nhưng như thế vẫn chưa đủ, phải là con mắt của tấm lòng. Còn “dặm liễu” thì thơ mộng mà “dặm liễu sương sa” thì vừa thơ mộng vừa lạnh lẽo. Cái lạnh của sương chiều đã thúc bước chân của người đi đường “khách bước dồn”. Cái hay của hai câu luận là không gian được mở ra với những hình ảnh đẹp, thơ mộng, gợi cảm và chủ đề Chiều hôm nhớ nhà cũng mở ra đến chiều sâu thẳm. Chỉ tiếc là từ “dồn” (bước dồn) trong câu luận đã lặp lại từ “dồn” (trông dồn) trong câu thừa đề khiến cho bài thơ nghèo đi một chút. Dòng tình cảm ngầm chảy suốt qua các hình ảnh và nhạc điệu đến đây lộ ra tha thiết, nồng nàn: “Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?” Nữ sĩ dùng những từ phiếm chỉ như “kẻ”, “người”, “ai” vừa thuận với thi pháp “phi ngã” (không có cái tôi) thời bấy giờ mà cũng vừa hợp với tâm tình của thi nhân, tha thiết nhưng không ủy mị (người trí mài), nồng nàn nhưng vẫn e ấp. “Kẻ chốn Chương Đài” là tác giả dùng điển cố. Xưa có người gửi thư về cho vợ là Liễu Thị hỏi: “Cây liễu Chương Đài xanh xanh trước kia nay còn không?”. Và từ đó “Chương Đài” thành ước lệ quê nhà trong văn chương. “Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ” là kẻ ở quê nhà, người ở quán trọ (lữ thứ) xa xôi cách trở. Nữ sĩ dùng chữ “lữ thứ” thật bất ngờ. Bà đang dạy học cho các công chúa và cung phi trong cung vua, còn đâu hoa lệ và sang trọng hơn? Vậy mà nữ sĩ coi đấy cũng chẳng qua là quán trọ. Tác giả dùng từ Hán Việt “lữ thứ” phần nào trung hòa được tinh thần ngạo mạn của bà. Cho nên trong sâu thẳm tình cảm nhớ nhà của bà là tình nhớ nước. Bà chẳng tha thiết, chẳng gắn bó gì với triều đại đương thời, nữ sĩ cảm thấy như bị lưu đày nơi đất khách quê người. Và câu hỏi tu từ “Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?” càng trào dâng lên nỗi nhớ nhà của kẻ “lữ thứ”. Bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà” được Bà Huyện Thanh Quan viết theo bút pháp tả cảnh gợi tình quen thuộc trong thơ cổ điển. Từng bình ảnh, từng âm thanh đều gợi đến tâm trạng nhớ nhà của nữ sĩ. Nỗi nhớ nhà của nữ sĩ thật là thâm trầm, sâu sắc, nhân bản. Trong quan hệ xã hội, bà không được chia sẻ, sống với một triều đại mà bà chỉ hướng về ánh hào quang của quá khứ, “một mảnh tình riêng ta với ta” (Qua đèo Ngang) nên bà dồn tình cảm nhớ thương cho gia đình, cho những người thân yêu. Trước tình trạng lỏng lẻo của những môi quan hệ gia đình hiện nay thì một tiếng thơ (cũng là tiếng lòng) của Bà Huyện Thanh Quan cũng có giá trị tinh thần nhân bản, cao quý của gia đình. |
*Lưu ý: Thông tin về top mẫu văn phân tích bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan chỉ mang tính chất tham khảo.
Top mẫu văn phân tích bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan? (Hình từ Internet)
Thực hành viết môn Ngữ văn lớp 8 cần đạt những yêu cầu như thế nào?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về yêu cầu cần đạt về thực hành viết lớp 8 như sau:
- Viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc, có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả 2 yếu tố này trong văn bản.
- Bước đầu biết làm một bài thơ tự do (sáu, bảy chữ). Viết được đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do.
- Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống, trình bày rõ vấn đề và ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về vấn đề đó; nêu được lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.
- Viết được bài phân tích một tác phẩm văn học: nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm.
- Viết được văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên hoặc giới thiệu một cuốn sách; nêu được những thông tin quan trọng; trình bày mạch lạc, thuyết phục.
- Viết được văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống.
Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục học sinh lớp 8?
Căn cứ tại Điều 22 Luật Giáo dục 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục như sau:
(1) Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học.
(2) Xuyên tạc nội dung giáo dục.
(3) Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
(4) Hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.
(5) Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
(6) Lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.