Top mẫu văn giới thiệu một loại bánh hoặc một món ăn của quê hương lớp 2?
Top mẫu văn giới thiệu một loại bánh hoặc một món ăn của quê hương lớp 2?
Mời các bạn học sinh tham khảo top mẫu văn giới thiệu một loại bánh hoặc một món ăn của quê hương lớp 2 dưới đây:
Mẫu văn giới thiệu một loại bánh hoặc một món ăn của quê hương lớp 2 Mẫu số 1: Thủ đô Hà Nội – quê hương em vốn nổi tiếng với rất nhiều đặc sản nhưng em yêu thích nhất là xôi cốm. Xôi cốm thường xuất hiện vào mùa thu, trong gánh hàng của những cô hàng rong đi trên hè phố. Màu xanh tự nhiên của cốm ẩn trong chiếc lá sen. Xôi có mùi thơm nhẹ nhàng mà quyến rũ, dẻo và bùi. Xôi cốm kết hợp cùng với hạt sen và dừa là món ăn được nhiều người ưa chuộng. Em mong rằng xôi cốm sẽ được nhiều người biết đến hơn. Mẫu số 2: Huyện Hương Canh, tỉnh Vĩnh Phúc là nơi em sinh ra và lớn lên. Nơi đây có món bánh hòn – một đặc sản nổi tiếng. Bánh được làm ra từ bột gạo tẻ, nhào thành từng viên tròn. Nhân bánh gồm thịt băm, mộc nhhĩ và hành. Bánh có hình tròn, nhỏ, ngon nhất khi ăn nóng và chấm với nước mắm. Hương vị của bánh rất mộc mạc và lôi cuốn. Em hi vọng có thể giới thiệu món ăn này với mọi người. Mẫu số 3: Em được sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, quê hương em có rất nhiều những món ăn nổi tiếng như: Cốm, bún thang, chả cá...Trong đó, món ăn quê hương mà em yêu thích và tự hào nhất đó chính là Phở Hà Nội. Phở Hà Nội có một hương vị đặc biệt mà không nơi đâu có được. Nước phở được hầm từ xương nên rất thanh và ngọt, sợi phở mỏng, mềm có màu trắng như màu gạo. Bát phở Hà Nội càng trở thêm thơm ngon hơn khi có thêm các loại thịt như: thịt gà, thịt bò, thịt lợn và các loại rau như: hành, rau mùi, chanh,...Phở là món ăn đặc trưng của Hà Nội. Em luôn cảm thấy hạnh phúc và tự hào khi giới thiệu món ăn quê hương mình cho các bạn. Mẫu số 4: Mỗi vùng đất đều có những món ăn đặc sản khác nhau, quê hương em cũng vậy. Nem chua là món ăn nổi tiếng nhất của quê hương Thanh Hóa của em. Nem chua được làm từ thịt lợn và các loại nguyên liệu như: tỏi, ớt, thính gạo. Nem chua quê em có màu hồng nhạt, bọc bên ngoài là lá chuối, khi ăn có vị hơi chua. Em thích nhất là ăn nem chua cùng với tương ớt và lá ổi. Nem chua cũng là món ăn mà rất nhiều du khách yêu thích và lựa chọn mua làm quà khi có dịp ghé thăm Thanh Hóa quê em. Mẫu số 5: Hải Dương quê em có rất nhiều những món ăn ngon, trong đó nổi tiếng nhất chính là bánh đậu xanh. Bánh được làm từ đậu xanh nên có mùi thơm rất đặc trưng, khi ăn có vị ngọt dịu. Bánh đậu xanh cũng là thức quà mà trẻ con chúng em yêu thích nhất, không chỉ có hương vị thơm ngon mà bánh còn rất mềm và ngọt. Bánh đậu xanh còn là món quà quê hương không thể thiếu mà người dân quê em dành tặng cho bạn bè, người thân và những người khách quý phương xa. Em rất yêu thích và tự hào về bánh đậu xanh quê hương mình. Mẫu số 6: Nếu được chọn một món ăn quê hương để giới thiệu đến bạn bè và thầy cô, em sẽ chọn món bánh nhãn Nam Định quê mình. Bánh nhãn là một món ăn nổi tiếng của vùng đất Nam Định. Bánh được làm từ gạo nếp, trứng nên khi ăn sẽ rất bùi và thơm. Những chiếc bánh nhãn được làm nhỏ xinh như những quả nhãn, khi ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt của đường, thơm của trứng, lớp vỏ mỏng giòn tan trong miệng. Nếu có dịp đến Nam Định thì bánh nhãn là thức quà mà các bạn không nên bỏ qua. Mẫu số 7: Nếu được chọn một món ăn quê hương để giới thiệu đến bạn bè và thầy cô, em sẽ chọn món bánh nhãn Nam Định quê mình. Bánh nhãn là một món ăn nổi tiếng của vùng đất Nam Định. Bánh được làm từ gạo nếp, trứng nên khi ăn sẽ rất bùi và thơm. Những chiếc bánh nhãn được làm nhỏ xinh như những quả nhãn, khi ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt của đường, thơm của trứng, lớp vỏ mỏng giòn tan trong miệng. Nếu có dịp đến Nam Định thì bánh nhãn là thức quà mà các bạn không nên bỏ qua. Mẫu số 8: Nếu được chọn một món ăn quê hương để giới thiệu đến bạn bè và thầy cô, em sẽ chọn món bánh nhãn Nam Định quê mình. Bánh nhãn là một món ăn nổi tiếng của vùng đất Nam Định. Bánh được làm từ gạo nếp, trứng nên khi ăn sẽ rất bùi và thơm. Những chiếc bánh nhãn được làm nhỏ xinh như những quả nhãn, khi ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt của đường, thơm của trứng, lớp vỏ mỏng giòn tan trong miệng. Nếu có dịp đến Nam Định thì bánh nhãn là thức quà mà các bạn không nên bỏ qua. Mẫu số 9: Khi tới Nam Định chắc chắn chúng ta sẽ bắt gặp thương hiệu bánh gai Bà Thi. Bánh gai có vỏ ngoài màu đen được làm từ lá của cây gai với nhân bên trong là đậu xanh, dừa được xay nhuyễn. Phía bên ngoài bánh được bọc những lớp lá chuối để giữ bánh được lâu hơn. Khi bóc bánh ra chúng ta phải bóc lần lượt từng lớp lá, bóc vào lớp bên trong chúng ta đã ngửi thấy mùi thơm nhẹ nhẹ của bánh. Cắn một miếng đậu xanh và dừa cùng lớp vỏ bánh dẻo hòa quyện với nhau, mang theo chút ngọt ngọt và ngậy ngậy của dừa. Em rất thích món bánh gai quê em. Mẫu số 10: Khi đến với Huế chắc hẳn chúng ta sẽ phải nếm thử một lần bún bò Huế. Bún bò Huế khác với các loại bún khác bởi sợi bún to tròn với nước dùng được ninh từ tép và xương. Trong bún có thêm các loại như giò bò, móng giò, gân bò và đặc biệt một thứ không thể thiếu đó là huyết bò. Khi ăn bún bò người ta thường ăn kèm với các loại rau sống như chuối thái rối, rau diếp và một món không thể thiếu khi ăn kèm đó chính là hành muối chua. Khi thưởng thức bún bò Huế ta có thể vắt thêm chút chanh, thêm miếng ớt để tăng hương vị. Múc miếng nước súp và gắp sợi bún, tất cả sẽ hòa quyện trở thành một hương vị khó quên. Em rất yêu thích món bún bò Huế quê hương em. Em sẽ giới thiệu để mọi người cùng biết và thưởng thức. |
*Lưu ý: Thông tin về top mẫu văn giới thiệu một loại bánh hoặc một món ăn của quê hương lớp 2 chỉ mang tính chất tham khảo.
Top mẫu văn giới thiệu một loại bánh hoặc một món ăn của quê hương lớp 2? (Hình từ Internet)
Thực hành viết môn Tiếng Việt lớp 2 có những nội dung gì?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT nội dung thực hành viết môn Tiếng Việt lớp 2 như sau:
- Viết được 4 - 5 câu thuật lại một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia dựa vào gợi ý.
- Viết được 4 - 5 câu tả một đồ vật gần gũi, quen thuộc dựa vào gợi ý.
- Viết được 4 - 5 câu nói về tình cảm của mình đối với người thân hoặc sự việc dựa vào gợi ý.
- Viết được 4 - 5 câu giới thiệu về một đồ vật quen thuộc dựa vào gợi ý.
- Biết đặt tên cho một bức tranh.
- Biết viết thời gian biểu, bưu thiếp, tin nhắn, lời cảm ơn, lời xin lỗi.
Thời lượng dạy môn Tiếng Việt lớp 2 bao nhiêu?
Tại Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, thời lượng thực hiện chương trình môn Ngữ văn ở các cấp học như sau:
[1] Thời lượng thực hiện chương trình ở các lớp (theo số tiết học)
Lớp 1 | Lớp 2 | Lớp 3 | Lớp 4 | Lớp 5 | Lớp 6 | Lớp 7 | Lớp 8 | Lớp 9 | Lớp 10 | Lớp 11 | Lớp 12 |
420 | 350 | 245 | 245 | 245 | 140 | 140 | 140 | 140 | 105 | 105 | 105 |
[2] Thời lượng dành cho các nội dung giáo dục
Thời lượng dành cho các nội dung giáo dục do tác giả sách giáo khoa và giáo viên chủ động sắp xếp căn cứ vào yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp và thực tế dạy học. Tuy nhiên, cần bảo đảm tỉ lệ hợp lí giữa các thành phần sau:
- Giữa trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng (trọng tâm là rèn luyện kĩ năng thực hành, vận dụng).
- Giữa các kiểu, loại văn bản đọc, viết, nói và nghe (dành thời lượng nhiều hơn cho đọc văn bản văn học).
- Giữa các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe (dành thời lượng nhiều hơn cho việc rèn luyện kĩ năng đọc); cụ thể tỉ lệ thời lượng dành cho các kĩ năng ở từng lớp như sau:
Nhóm lớp | Đọc | Viết | Nói và nghe | Đánh giá định kì |
Từ lớp 1 đến lớp 3 | khoảng 60% | khoảng 25% | khoảng 10% | khoảng 5% |
Từ lớp 4 đến lớp 5 | khoảng 63% | khoảng 22% | khoảng 10% | khoảng 5% |
Từ lớp 6 đến lớp 9 | khoảng 63% | khoảng 22% | khoảng 10% | khoảng 5% |
Từ lớp 10 đến lớp 12 | khoảng 60% | khoảng 25% | khoảng 10% | khoảng 5% |
Như vậy, đối chiếu quy định thì khi dạy môn Tiếng Việt lớp 2 phân bổ thời lượng phần viết khoảng 25%