Top mẫu mở bài Truyện Kiều hay nhất 2025? Có mấy hình thức đánh giá thường xuyên học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS?
Top mẫu mở bài Truyện Kiều hay nhất 2025?
Học sinh tham khảo top mẫu mở bài Truyện Kiều hay nhất 2025 dưới đây nhé!
Top mẫu mở bài Truyện Kiều hay nhất 2025 Mẫu số 1: Có một nhà thơ mà người Việt Nam không ai là không yêu mến, có một truyện thơ mà hơn 200 năm qua không mấy người Việt Nam không thuộc lòng nhiều đoạn hay vài câu. Người ấy, thơ ấy đó trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, đúng như Tố Hữu đó ngợi ca: “Tiếng thơ ai động đất trời Nghe như non nước vọng lời nghàn thu Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du Tiếng thương như tiếng mẹ ru mỗi ngày” Mẫu số 2: “Một nước không thể không có quốc hoa, “Truyện Kiều” là quốc hoa của ta; một nước không thể không có quốc túy, “Truyện Kiều” là quốc túy của ta; một nước không thể không có quốc hồn, “Truyện Kiều” là quốc hồn của ta” - đó là lời nhận xét của nhà văn hóa Phạm Quỳnh về giá trị của “Truyện Kiều”. Để trở thành “quốc hoa”, “quốc túy” và “quốc hồn” thì 3254 câu lục bát của Nguyễn Du phải thực sự trở thành tiếng nói đồng điệu với tâm hồn phong phú của người dân đất Việt. Điều này được thể hiện rất rõ trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”. Mẫu số 3: Khi khẳng định giá trị của “Truyện Kiều”, nhà thơ Chế Lan Viên đã từng ca ngợi: “Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn”. Có thể nói, Đoạn Trường Tân Thanh với những dòng lục bát tuyệt diệu là niềm tự hào cho nền văn chương Việt Nam. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du, những phong cảnh tuyệt vời trong thiên nhiên, cỏ cây, những bức tranh tâm trạng đã hiện ra tạo thành một thế giới thơ đầy quyến rũ. Bằng tấm lòng và sự nâng niu, trân trọng, mến yêu nhân vật chân thành, ông đã để lại cho đời những rung cảm nghệ thuật trước cái đẹp thật sâu sắc. Đến với đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, một lần nữa ta hiểu thêm về nghệ thuật miêu tả của Tố Như thần tình ra sao và trái tim Nguyễn chan chứa yêu thương biết nhường nào! Đầu lòng hai ả tố nga. Mẫu số 4: Nguyễn Du được biết đến là bậc Đại thi hào của nền văn hóa Việt Nam nói chung và nền văn học nước nhà. Ông đã để lại cho đời một kiệt tác giàu giá trị và là niềm tự hào của bao thế hệ con người Việt Nam ta - Truyện Kiều. Với những nét đặc sắc nghệ thuật cùng thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc vô cùng dễ nhớ, dễ thuộc, bài thơ đã trở thành một biểu tượng của nền văn học nước nhà. Tiêu biểu trong tác phẩm, chúng ta phải kể đến đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích. Mẫu số 5: Áng thơ tự sự — trữ tình này không chỉ là tiếng nói lên án những thế lực đen tối, tàn bạo trong xã hội phong kiến thối nát mà còn "thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả của thi hào Nguyễn Du" “Dẫu súng đạn nặng đường ra hỏa tuyến Đi đường dài em giữ Truyện Kiều theo” (Chế Lan Viên) Trải qua mấy trăm năm với bao thử thách giông tố của thời gian Truyện Kiều của Nguyễn Du vẫn giữ vị trí hàng đầu trong nền văn học dân tộc. Một trong những nguyên nhân làm cho Truyện Kiều có sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc là vì nhiều nhân vật của Nguyễn Du đó trở thành bất tử, người đọc nhớ nhân vật hơn cả cốt truyện. Đó chính là do nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du. Đoạn trích……… sẽ giúp ta hiểu rõ điều đó. Mẫu số 6: "Truyện Kiều" của Nguyễn Du không chỉ là một trong những kiệt tác lớn của văn học Việt Nam mà còn là một tác phẩm thể hiện sâu sắc tâm hồn và nỗi niềm của con người trong xã hội phong kiến. Được sáng tác trong bối cảnh đầy biến động của đất nước, "Truyện Kiều" là một tác phẩm sử thi, một câu chuyện dài về cuộc đời của Thúy Kiều, một cô gái tài sắc vẹn toàn nhưng lại gặp phải những bi kịch của cuộc đời. Nhân vật Kiều đã trở thành biểu tượng của phẩm hạnh, tài năng và những khổ đau không thể tránh khỏi trong xã hội phong kiến. Mẫu số 7: Áng thơ tự sự — trữ tình này không chỉ là tiếng nói lên án những thế lực đen tối, tàn bạo trong xã hội phong kiến thối nát mà còn "thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả của thi hào Nguyễn Du". Mẫu số 8: Nguyễn Du là nhà thơ lớn của dân tộc ta trong thế kỷ XIX. "Truyện Kiều" của ông là đỉnh cao chói lọi và niềm tự hào lớn của nền văn học cổ Việt Nam. "Trải qua một cuộc Bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng" Mẫu số 9: Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Truyện Kiều là tập đại thành của ông kết tinh những giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Đọc các đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”,“Mã Giám Sinh mua Kiều”, ta thấy tác giả đã xót thương cho số phận bất hạnh của Thúy Kiều nhưng đó cũng đồng thời là nỗi xót thương cho số phận người phụ nữ trong xã hội cũ. Mẫu số 10: Không chỉ đơn thuần là một tác phẩm văn học, "Truyện Kiều" còn là một phần không thể thiếu trong kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam. Bằng ngòi bút tinh tế và tài năng đặc biệt, Nguyễn Du đã tạo nên một tác phẩm mà mỗi câu thơ, mỗi chi tiết đều khắc sâu vào lòng người đọc. Những giá trị về nhân sinh, đạo đức, cũng như những bi kịch của số phận con người trong xã hội phong kiến qua nhân vật Thúy Kiều đã phản ánh sâu sắc đời sống và văn hóa của dân tộc, từ đó giúp ta hiểu hơn về lịch sử, về con người và nền văn minh Việt Nam. |
*Lưu ý: thông tin về top mẫu mở bài Truyện Kiều hay nhất 2025 chỉ mang tính chất tham khảo./.
Có mấy hình thức đánh giá thường xuyên học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 43/2021/TT-BGDĐT quy định có 06 đánh giá thường xuyên học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS như sau:
- Hỏi - đáp.
- Viết.
- Thuyết trình.
- Thực hành.
- Thí nghiệm.
- Sản phẩm học tập.
Số lần xét công nhận tốt nghiệp THCS trong năm của Trung tâm GDTX?
Căn cứ Điều 3 Quy chế xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở ban hành kèm theo Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT quy định về số lần xét công nhận tốt nghiệp THCS trong một năm như sau:
Số lần xét công nhận tốt nghiệp trong một năm
1. Đối với các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở, trong năm có học sinh học hết lớp 9, tổ chức xét công nhận tốt nghiệp nhiều nhất 02 (hai) lần. Lần xét công nhận tốt nghiệp thứ nhất được thực hiện ngay sau khi kết thúc năm học. Lần xét công nhận tốt nghiệp thứ hai (nếu có) được thực hiện trước khai giảng năm học mới.
2. Đối với các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, trong năm có học sinh học hết lớp 9, tổ chức xét công nhận tốt nghiệp ít nhất 01 (một) lần ngay sau khi kết thúc năm học.
Như vậy, số lần xét công nhận tốt nghiệp THCS trong năm của Trung tâm giáo dục thường xuyên thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở là ít nhất 01 (một) lần ngay sau khi kết thúc năm học.