Top 7 mẫu bài thơ ngắn về thầy cô tuyển chọn? Ứng xử của giáo viên THCS trong môi trường giáo dục ra sao?
Top 5 mẫu bài thơ ngắn về thầy cô tuyển chọn?
Các bạn học sinh các bạn cựu họ sinh... có thể tham khảo Top 5 mẫu bài thơ 4 câu về thầy cô tuyển chọn. Có thể dùng để phát biểu trong ngày 20 tháng 11 sắp tới đây hoặc có thể dùng để ghi vào tấm thiệp nhỏ tri ân đến thầy cô giáo của mình.
Top 5 mẫu bài thơ 4 câu về thầy cô tuyển chọn ngay bên dưới đây:
Top 5 mẫu bài thơ 4 câu về thầy cô tuyển chọn Bài 1 Thầy cô ơn nghĩa lớn lao Dạy em con chữ dạy đạo làm người Ơn sâu nghĩa nặng khắc ghi Sao cho xứng đáng một đời thầy cô. Bài 2 Con đò mộc mái đầu sương, Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày. Khúc sông ấy vẫn còn đây, Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông. Bài 3 Thầy như biển lớn mênh mông Một đời người – một dòng sông… Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ, “Muốn qua sông phải lụy đò”. Bài 4 Tháng năm dầu dãi nắng mưa Con đò tri thức thầy đưa bao người Qua sông gửi lại nụ cười Tình yêu xin tặng người thầy kính thương. Bài 5 Bao năm dưới mái trường xưa Thầy cô tiếp bước đón đưa học trò Dù cho có bướng có sai Thầy cô vẫn bảo không ai tự tài. Bài 6 Quyết tâm rèn dũa miệt mài Rồi sau mới sướng mới oai với đời Sinh ra ai chẳng muốn cười Nhưng ai cũng khóc chào đời đấy thôi. Bài 7 Lời thầy vẫn mãi gương soi Tình cô vẫn mãi sáng soi đêm ngày Lệ nhòa khóe mắt tràn mi Tiếc thời cắp sách qua đi vội vàng. |
*Lưu ý: Thông tin về top 5 mẫu bài thơ 4 câu về thầy cô tuyển chọn chỉ mang tính chất tham khảo./.
>>> Xem thêm Ngày 20 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy? Ngày 20 tháng 11 năm 2024 giáo viên có được nghỉ không?
>>> Xem thêm Top những món quà tặng 20 tháng 11 cho cô giáo mầm non? Lương cô giáo mầm non hạng 1 năm 2024 là bao nhiêu?
Top 7 mẫu bài thơ ngắn về thầy cô tuyển chọn? Ứng xử của giáo viên THCS trong môi trường giáo dục ra sao? (Hình từ Internet)
Ứng xử của giáo viên THCS trong môi trường giáo dục ra sao?
Căn cứ tại Điều 6 Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT thì ứng xử của giáo viên trường trung học phổ thông như sau:
- Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học; tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của người học.
- Ứng xử với cán bộ quản lý: Ngôn ngữ tôn trọng, trung thực, cầu thị, tham mưu tích cực và thể hiện rõ chính kiến; phục tùng sự chỉ đạo, điều hành và phân công của lãnh đạo theo quy định. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi sai phạm của cán bộ quản lý.
- Ứng xử với đồng nghiệp và nhân viên: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, thân thiện, cầu thị, chia sẻ, hỗ trợ; tôn trọng sự khác biệt; bảo vệ uy tín, danh dự và nhân phẩm của đồng nghiệp, nhân viên. Không xúc phạm, vô cảm, gây mất đoàn kết.
- Ứng xử với cha mẹ người học: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, thân thiện, hợp tác, chia sẻ. Không xúc phạm, áp đặt, vụ lợi.
- Ứng xử với khách đến cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà.
Các hành vi giáo viên THCS không được làm?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 31 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định giáo viên trung học phổ không được làm những điều sau đây:
- Các hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp.
- Các hành vi gian lận: gian lận trong kiểm tra, thi, tuyển sinh; gian lận trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh; bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén nội dung dạy học, giáo dục.
- Các hành vi xuyên tạc nội dung dạy học, giáo dục; dạy sai nội dung kiến thức, sai với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam.
- Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền; lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ cho giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.
- Hút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động dạy học, giáo dục.
- Cản trở, gây khó khăn trong việc hỗ trợ, phục vụ công tác dạy học, giáo dục học sinh và các công việc khác.
Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên áp dụng với đối tượng nào?
Căn cứ Mục II Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông áp dụng đối với giáo viên đang giảng dạy ở các trường sau:
- Trường tiểu học,
- Trường trung học cơ sở
- Trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học
- Trường chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú.
- Soạn bài Huyện đường ngắn nhất? Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là từ lớp mấy?
- Mẫu viết đoạn văn 150 chữ trình bày suy nghĩ của em về tình yêu của tuổi trẻ trong xã hội ngày nay?
- Tuyển chọn top bài thơ về đất nước Việt Nam hay nhất? 5 tiêu chuẩn cần đạt của giáo viên THPT là gì?
- Hồ sơ dự tuyển của công dân Việt Nam được cử ra nước ngoài học tập bao gồm những gì?
- Cơ sở giáo dục có được để viên chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật ký hợp đồng thỉnh giảng không?
- Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với giáo viên trung học cơ sở?
- Có được hưởng phụ cấp thâm niên với trường hợp giữ mã ngạch giáo viên nhưng không giảng dạy?
- Luận văn thạc sĩ là gì? Luận văn thạc sĩ được tổ chức đánh giá bằng hình thức nào?
- Bếp ăn trường học là gì? Có cần phải lưu mẫu trong bếp ăn trường học của trường mẫu giáo không?
- Tiêu chuẩn của giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp là gì?