Top 4 Đề thi Sinh học 9 học kì 1 chi tiết kèm đáp án? Quyền của học sinh lớp 9 khi tham gia học môn Sinh học thế nào?
Top 4 Đề thi Sinh học 9 học kì 1 chi tiết kèm đáp án?
>> Tải về Top 4 Đề thi Sinh học 9 học kì 1 chi tiết kèm đáp án
*Mời các bạn học sinh top 4 Đề thi Sinh học 9 học kì 1 chi tiết kèm đáp án dưới đây nhé!
Đề thi Sinh học 9 học kì 1 chi tiết kèm đáp án?
1. Một gen nằm trên ADN mạch kép có 120 chu kỳ xoắn. Hỏi gen này có bao nhiêu nuclêôtit?
a. 3600
b. 1200
c. 120
d. 2400
2. Gọi A, T, G, X lần lượt là số lượng nuclêôtit các loại tương ứng trên một phân tử ADN mạch kép thì theo nguyên tắc bổ sung, biểu thức nào dưới đây là đúng?
a. A + T = G + X
b. A/X = G/T
c. X + T = A + G
d. X - G = A + T
3. Loại đột biến nào dưới đây không làm thay đổi số lượng các loại nuclêôtit trong gen?
a. Thêm một cặp A - T
b. Thay thế cặp A – T bằng cặp G - X
c. Mất một cặp G - X
d. Mất một cặp A – T và thêm 2 cặp G - X
4. Phương pháp nào có thể giúp chúng ta xác định được vai trò của môi trường và kiểu gen đối với sự hình thành tính trạng?
a. Lai thuận nghịch
b. Nghiên cứu phả hệ
c. Gây đột biến nhân tạo
d. Nghiên cứu trẻ đồng sinh
5. Tính trạng nào dưới đây là tính trạng trội ở người?
a. Lông mi dài
b. Mũi thẳng
c. Răng đều
d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
6. Hoocmôn có vai trò gì?
a. Mang gen, quy định các đặc tính lý hóa trong tế bào.
b. Cấu trúc nên các bào quan trong tế bào.
c. Xúc tác cho các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể.
d. Điều hòa quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể.
7. Một NST có trình tự các gen là XYZT. Sau khi đột biến, NST có trình tự gen là: XYZTZT. Đây là dạng đột biến nào?
a. Đột biến gen
b. Lặp đoạn NST
c. Đảo đoạn NST
d. Mất đoạn NST
8. NST tồn tại thành từng chiếc đơn lẻ trong loại tế bào nào?
a. Tế bào sinh dục sơ khai
b. Tế bào sinh dưỡng
c. Tế bào giao tử
d. Tế bào sinh dục chín
9. Đâu là nguyên nhân chính gây ra đột biến cấu trúc NST?
a. Sự thay đổi cường độ chiếu sáng
b. Sự thay đổi đột ngột của môi trường sống
c. Tác động của các tác nhân vật lý, hóa học của môi trường
d. Những biến đổi trong sinh lý nội bào
10. Gen và prôtêin liên hệ với nhau qua phân tử trung gian, đó là gì?
a. tARN
b. mARN
c. rARN
d. Ribôxôm
B. Tự luận
1. So sánh sự giống và khác nhau của nguyên phân và giảm phân (4 điểm)
2. Mạch mã gốc của một đoạn gen có trình tự nuclêôtit như sau :
…– T – A – X – G – T – T – A – G – X – …
Đoạn gen này được xử lí đột biến. Hãy viết đoạn mạch mARN được tổng hợp từ đoạn gen trên trong trường hợp đoạn gen bị đột biến mất một cặp nuclêôtit ở vị trí số 3 từ trái sang phải trong đoạn trình tự đang xét. (1 điểm)
3. Vì sao đột biến gen thường là có hại cho bản thân sinh vật? (1 điểm)
Đáp án
A. Trắc nghiệm
1. d. 2400 (mỗi chu kỳ xoắn trên ADN kép có 20 nuclêôtit. Vậy gen này có: 20.120 = 2400 nuclêôtit)
2. c. X + T = A + G (vì A liên kết với T và ngược lại nên số lượng A = T, tương tự, số lượng G = X nên X + T = A + G)
3. b. Thay thế cặp A – T bằng cặp G – X (thay thế nên không làm thay đổi về mặt số lượng)
4. d. Nghiên cứu trẻ đồng sinh (Vì trẻ đồng sinh có cùng kiểu gen, nếu tính trạng nào đó của chúng có sự sai khác nhau (do sống trong hai điều kiện khác nhau) thì chứng tỏ tính trạng ấy chịu sự chi phối nhiều bởi môi trường và ngược lại)
5. a. Lông mi dài
6. d. Điều hòa quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể.
7. b. Lặp đoạn NST
8. c. Tế bào giao tử (chỉ mang một nửa bộ NST của tế bào sinh dục chín (2n) nên có bộ NST đơn bội (n) nghĩa là các NST tồn tại đơn lẻ)
9. c. Tác động của các tác nhân vật lý, hóa học của môi trường
10. b. mARN
B. Tự luận
1. So sánh sự giống và khác nhau của nguyên phân và giảm phân
A. Giống nhau:
- Đều là quá trình phân bào có thoi: NST phân chia trước, tế bào chất phân chia sau (0,25 điểm)
- Đều trải qua 4 kỳ: đầu, giữa, sau, cuối với diễn biến tương tự nhau về trạng thái NST, sự di chuyển của NST qua mỗi giai đoạn (đặc biệt là nguyên phân và giảm phân 2) (0,25 điểm)
B. Khác nhau:
Tiêu chí so sánh | Nguyên phân | Giảm phân |
Loại tế bào diễn ra | Tế bào sinh dục sơ khai và tế bào sinh dưỡng | Tế bào sinh dục chín (0,5 điểm) |
Số lần nhân đôi ADN | 1 lần | 2 lần (0,25 điểm) |
Số lần phân bào | 1 lần | 2 lần (0,25 điểm) |
Diễn biến | - Kì giữa: NST kép tồn tại thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào - Kì sau: Từ NST kép tách thành 2 NST đơn và mỗi NST đơn tiến về một cực của tế bào - Kì cuối: phân chia tế bào chất, hình thành tế bào con mang bộ NST lưỡng bội 2n ở trạng thái đơn | - Kì giữa 1: NST kép tồn tại thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo (0,5 điểm) - Kì sau 1: mỗi NST kép trong cặp NST tương đồng sẽ tiến về một cực của tế bào (0,5 điểm) - Kì cuối 1: phân chia tế bào chất, hình thành tế bào con mang bộ NST đơn bội n ở trạng thái kép (0,5 điểm) |
Kết quả | Từ một tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào con mang bộ NST giống hệt mẹ (2n) | Từ một tế bào mẹ (2n) tạo ra 4 tế bào con, mỗi tế bào mang bộ NST đơn bội (n) (0,5 điểm) |
Ý nghĩa | Giúp duy trì bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào và cơ thể | Cùng với thụ tinh, giúp duy trì bộ NST của loài qua các thế hệ cơ thể ở sinh vật sinh sản hữu tính (0,5 điểm) |
2. Mạch mã gốc của một đoạn gen có trình tự nuclêôtit như sau :
…– T – A – X – G – T – T – A – G – X – …
Đoạn gen này được xử lí đột biến, sau khi mất cặp nuclêôtit ở vị trí số 3 thì sẽ có trình tự như sau:
…– T – A– G – T – T – A – G – X – … (0,5 điểm)
Quá trình tổng hợp mARN sẽ diễn ra theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với U, G liên kết với X, X liên kết với G và T liên kết với A. Theo đó, ta sẽ được đoạn mạch mARN có trình tự như sau:
…– A – U– X – A – A – U – X – G – … (0,5 điểm)
3. Các đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường là có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin (quy định tính trạng của cơ thể) (1 điểm)
*Lưu ý: Thông tin về top 4 đề thi Sinh học 9 học kì 1 chi tiết kèm đáp án chỉ mang tính chất tham khảo./.
Top 4 Đề thi Sinh học 9 học kì 1 chi tiết kèm đáp án? Quyền của học sinh lớp 9 khi tham gia học môn Sinh học thế nào? (Hình từ Internet)
Quyền của học sinh lớp 9 khi tham gia học môn Sinh học thế nào?
Căn cứ Điều 35 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT thì quyền của học sinh lớp 9 khi tham gia học môn Sinh học như sau:
- Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.
- Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định.
- Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.
- Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.
- Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Mục tiêu của chương trình giáo dục học sinh lớp 9 trong môn Sinh học là gì?
Căn cứ Điều 2 Luật Giáo dục 2019 quy định về mục tiêu của chương trình giáo dục học sinh lớp 9 trong môn Sinh học như sau:
- Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp;
- Có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân;
- Có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;
- Phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân;
- Nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.