Top 03 đoạn văn về Giáng sinh bằng Tiếng Việt ngắn gọn, ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT?

Học sinh tham khảo các mẫu viết đoạn văn về Giáng sinh bằng Tiếng Việt ngắn gọn, ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình giáo dục phổ thông như thế nào?

Top 03 đoạn văn về Giáng sinh bằng Tiếng Việt ngắn gọn, ý nghĩa?

Dưới đây là các mẫu viết đoạn văn về Giáng sinh bằng Tiếng Việt ngắn gọn và ý nghĩa mà các bạn có thể tham khảo:

Mẫu viết đoạn văn về Giáng sinh bằng Tiếng Việt - mẫu số 1

Sài Gòn những ngày cuối năm dường như khoác lên mình một chiếc áo mới, rực rỡ và ấm áp hơn. Cùng cảm nhận không khí Giáng sinh đang tràn ngập khắp nơi qua đoạn văn sau nhé: “Không khí Giáng sinh đã len lỏi khắp Sài Gòn những ngày cuối năm se lạnh. Cây thông Noel, hang đá lung linh cùng ánh đèn rực rỡ tô điểm cho thành phố thêm phần nhộn nhịp. Khắp nơi vang lên những bài hát thánh ca quen thuộc, mang đến không khí vui tươi, rộn ràng. Mọi người háo hức tận hưởng niềm vui sum họp, trao nhau những món quà ý nghĩa.” Giáng sinh là khoảng thời gian tuyệt vời để tận hưởng niềm vui và trao gửi yêu thương đến mọi người xung quanh.

Mẫu viết đoạn văn về Giáng sinh bằng Tiếng Việt - mẫu số 2

Ngày nay, Giáng sinh ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ. Vào ngày này, mọi người thường trang trí nhà cửa và chuẩn bị quà, ... Mặc dù vậy, nhiều gia đình ở các thành phố lớn vẫn mua cây thông Noel và treo đèn, chuông nhỏ trên đó. Trẻ em cũng rất thích ngày lễ Giáng sinh. Chúng chuẩn bị đồ sạch để nhận quà từ ông già Noel. Làm thế nào về lễ kỷ niệm? Vào đêm Giáng sinh, mọi người thường hát những bài hát về noel, gặp gỡ bạn bè, người thân để thực hiện một điều ước cho họ. Một số người thường đóng giả ông già Noel và tặng quà cho mọi người. Tất cả những người theo đạo thiên chúa đều đi lễ nhà thờ vào ngày này. Ở Anh và Úc, người ta thường làm bánh Giáng sinh - một món ăn truyền thống được làm trong ngày lễ Giáng sinh.

Mẫu viết đoạn văn về Giáng sinh bằng Tiếng Việt - mẫu số 3

Những ngày lễ đóng một vai trò thiết yếu trong cuộc sống của mọi người và một trong những ngày lễ lớn nhất trên thế giới là Giáng sinh. Theo người cổ đại, Giáng sinh được tổ chức vào ngày 25 tháng 12 để kỷ niệm ngày Chúa Giêsu được sinh ra. Trong một vài tuần trước đó, mọi người thường trang trí nhà cửa bằng đèn, cây thông noel và nhiều hơn nữa, chuẩn bị bữa ăn cho ngày đặc biệt này. Hơn nữa, trẻ em sẽ treo vớ noel của chúng với hy vọng nhận được một số món quà đáng yêu từ ông già Noel. Giáng sinh là ngày mà những người trong gia đình tụ họp bên cạnh lò sưởi, ăn bữa ăn, nói chuyện và chơi trò chơi trong bầu không khí ấm áp. Sau đó mọi người đến nhà thờ và cầu nguyện với Thượng Đế, thú nhận về tất cả tội lỗi và đau khổ của họ, hy vọng của họ về sức khỏe và hạnh phúc. Nhiều trường học và công trình thường đóng cửa vào đêm Giáng sinh để gia đình có thể ở cùng nhau vào đêm đặc biệt này. Biểu tượng nổi tiếng nhất là Santa Claus - ông già được tạo nên từ trí tưởng tượng với mái tóc dài màu trắng và một bộ râu và một chiếc áo khoác màu đỏ được trẻ em tin tưởng mang đến cho chúng những món quà vào dịp Giáng sinh. Có thể nói, Giáng sinh là một trong các ngày lễ có ý nghĩa nhất trong năm khi mọi người có dịp quây quần bên nhau và nghỉ ngơi sau một năm làm việc chăm chỉ.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Top 03 đoạn văn về Giáng sinh bằng Tiếng Việt ngắn gọn, ý nghĩa?

Top 03 đoạn văn về Giáng sinh bằng Tiếng Việt ngắn gọn, ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT? (Hình từ Internet)

Đặc điểm môn Văn chương trình giáo dục phổ thông?

Căn cứ theo Mục 1 Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì đặc điểm của môn học Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông như sau:

- Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.

- Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...

- Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.

- Nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hoá, đạo đức, triết học,... liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,… Môn Ngữ văn cũng liên quan mật thiết với cuộc sống; giúp học sinh biết quan tâm, gắn bó hơn với đời sống thường nhật, biết liên hệ và có kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.

- Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học; được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.

- Giai đoạn giáo dục cơ bản: Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học.

- Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.

- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Chương trình củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về nội dung và kĩ thuật viết; trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học; tiếp tục bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, nhân cách để học sinh trở thành người công dân có trách nhiệm.

- Ngoài ra, trong mỗi năm, những học sinh có định hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về văn học và ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Định hướng phương pháp giáo dục môn Ngữ văn như thế nào?

Căn cứ theo Mục 6 Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định chương trình môn Ngữ văn vận dụng các phương pháp giáo dục theo định hướng chung là dạy học tích hợp và phân hóa; đa dạng hoá các hình thức tổ chức, phương pháp và phương tiện dạy học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh. Căn cứ vào chương trình, giáo viên chủ động, linh hoạt xây dựng và tổ chức các bài học theo định hướng sau:

+ Thực hiện yêu cầu tích hợp nội môn (cả kiến thức và kĩ năng), tích hợp liên môn và tích hợp những nội dung giáo dục ưu tiên (xuyên môn); thực hiện dạy học phân hóa theo đối tượng học sinh ở tất cả các cấp và phân hóa góp phần định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông.

+ Rèn luyện cho học sinh phương pháp đọc, viết, nói và nghe; thực hành, trải nghiệm việc tiếp nhận và vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học thông qua các hoạt động học bằng nhiều hình thức trong và ngoài lớp học; chú trọng sử dụng các phương tiện dạy học, khắc phục tình trạng dạy theo kiểu đọc chép, phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng sử dụng các phương tiện cho học sinh.

+Tăng cường, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh; dành nhiều thời gian cho học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu học tập, luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập để học sinh biết tự đọc, viết, nói và nghe theo những yêu cầu và mức độ khác nhau; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Noel năm 2024
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Kịch bản tổ chức lễ Noel cho trẻ mầm non? Các loại hình của cơ sở giáo dục mầm non hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách làm cây thông bằng giấy bìa cứng? Lớp tổ chức làm cây thông bằng giấy bìa cứng học sinh có quyền tham gia không?
Hỏi đáp Pháp luật
Còn bao nhiêu ngày nữa đến Noel năm 2024? Nhà trường có bắt buộc phải thưởng tiền cho giáo viên hợp đồng ngày Noel năm 2024 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết đoạn văn về Giáng sinh bằng tiếng Việt? Mốc thời gian quan trọng sau Giáng sinh 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 03 đoạn văn về Giáng sinh bằng Tiếng Việt ngắn gọn, ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 20 mẫu thả thính Giáng sinh tiếng Anh? Học sinh nhắn tin cho nhau trong giờ học có phải là hành vi bị nghiêm cấm?
Hỏi đáp Pháp luật
Kịch bản tổ chức chương trình Lễ Giáng Sinh 2024 cho trường mầm non? Nguyên tắc lựa chọn đồ chơi sử dụng trong trường mầm non?
Hỏi đáp Pháp luật
Kịch bản dẫn chương trình Lễ Giáng Sinh Noel 2024? Giáo viên có được nghỉ vào ngày Lễ Giáng Sinh không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ông già Noel tiếng anh là gì? Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 10 bài thơ về Giáng sinh cho trẻ mầm non? Lễ Giáng sinh trẻ mầm non có được nghỉ học không?
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 1190

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;