Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 6 năm 2025 có đáp án và lời giải?
Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 6 năm 2025 có đáp án và lời giải?
Học sinh, giáo viên tham khảo nội dung tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 6 năm 2025 có đáp án và lời giải dưới đây:
Đề thi giữa kì 2 lớp 6 năm 2025 môn Ngữ văn
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: KIẾN VÀ CHÂU CHẤU Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú Châu Chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít. Bỗng chú bắt gặp bạn Kiến đi ngang qua, bạn ấy đang còng lưng cõng một hạt ngô để tha về tổ. Châu Chấu cất giọng rủ rê: “Bạn Kiến ơi, thay vì làm việc cực nhọc, chi bằng bạn hãy lại đây trò truyện và đi chơi thoả thích cùng tớ đi!”. Kiến trả lời:“Không, tớ bận lắm, tớ còn phải đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông sắp tới. Bạn cũng nên làm như vậy đi bạn Châu Chấu ạ”. “Còn lâu mới tới mùa đông, bạn chỉ khéo lo xa”. Châu Chấu mỉa mai. Kiến dường như không quan tâm tới những lời của Châu Chấu xanh, nó tiếp tục tha mồi về tổ một cách chăm chỉ và cần mẫn. Thế rồi mùa đông lạnh lẽo cũng tới, thức ăn trở nên khan hiếm, Châu Chấu xanh vì mải chơi không chuẩn bị lương thực nên giờ sắp kiệt sức vì đói và rét. Còn bạn Kiến của chúng ta thì có một mùa đông no đủ với một tổ đầy những ngô, lúa mì mà bạn ấy đã chăm chỉ tha về suốt cả mùa hè. (Truyện “Kiến và Châu Chấu”- trang 3-NXB thông tin) Ghi lại chữ cái đứng trước mỗi đáp án đúng vào giấy kiểm tra: Câu 1. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất C. Ngôi thứ ba B. Ngôi thứ hai D. Kết hợp nhiều ngôi kể Câu 2. Vào những ngày hè, chú Châu Chấu đã làm gì? A. Nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng ca hát ríu ra ríu rít. B. Siêng năng làm bài tập về nhà cô giáo phát. C. Cần cù thu thập đồ ăn dự trữ cho mùa đông. D. Giúp Châu Chấu mẹ dọn dẹp nhà cửa. Câu 3. Châu Chấu đã rủ Kiến làm gì cùng mình? A. Cùng nhau thu hoạch rau củ trên cánh đồng. B. Trò chuyện và đi chơi thoả thích. C. Cùng nhau về nhà Châu Chấu chơi. D. Cùng nhau chuẩn bị lương thực cho mùa đông. Câu 4. Trạng ngữ trong câu sau được dùng để làm gì ? “Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú Châu Chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít.” A. Chỉ nguyên nhân.B. Chỉ thời gian. C. Chỉ mục đích.C. Chỉ phương tiện. Câu 5. Vì sao Kiến không đi chơi cùng Châu Chấu? A. Kiến không thích đi chơi. C. Kiến đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông. B. Kiến không thích Châu Chấu. D. Kiến không muốn lãng phí thời gian. Câu 6. Theo em, Châu Chấu là những hình ảnh đại diện cho những kiểu người nào trong cuộc sống? A. Những người vô lo, lười biếng. C. Những người biết lo xa . B. Những người chăm chỉ. D. Những người chỉ biết hưởng thụ. Câu 7. Vì sao Kiến lại có một mùa đông no đủ? A. Kiến còn dư thừa nhiều lương thực. C. Kiến được bố mẹ cho nhiều lương thực. B. Kiến chăm chỉ, biết lo xa. D. Được mùa ngô và lúa mì. Câu 8. Từ “kiệt sức” có nghĩa là gì? A. Không còn sức để làm. C. Yếu đuối. B. Không có sức khỏe. D. Yếu ớt Trả lời các câu hỏi sau vào giấy kiểm tra: Câu 9. Nếu là Châu Chấu trong câu chuyện, em sẽ làm gì trước lời khuyên của Kiến? Qua câu chuyện trên em thấy Châu Chấu là người như thế nào? Câu 10. Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện? Bằng một đoạn văn ngắn (3- 5 câu văn) nêu một số hành động của em. PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm) Đề bài: Hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân em. Tải về đáp án Đề thi giữa kì 2 lớp 6 năm 2025 môn Ngữ văn |
Đề thi giữa kì 2 lớp 6 năm 2025 môn Khoa học tự nhiên
Câu 1: Loại lá cây nào có thể tiết ra các chất có tác dụng diệt khuẩn? A. Thông B. Mồng tơi C. Lá ngón D. Chuối Đáp án: A Câu 2: Hoạt động nào của cây xanh giúp bổ sung vào bầu khí quyển lượng khí oxygen mất đi do sinh vật hô hấp và đốt cháy nhiên liệu? A. Hút nước B. Hô hấp C. Quang hợp D. Hút muối khoáng Đáp án: C Câu 3: Bộ phận nào của cơ thể thực vật có khả năng ngăn bụi hiệu quả nhất? A. Thân B. Hoa C. Tán lá D. Hệ rễ Đáp án: C Câu 4: Thực vật KHÔNG có vai trò nào? A. Cung cấp phù sa cho đất B. Điều hoà khí hậu C. Hạn chế ngập lụt, hạn hán D. Giữ đất, chống xói mòn Đáp án: A Câu 5: Trong các biện pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí và điều hòa khí hậu, biện pháp mang lại hiệu quả lâu dài nhất là A. Ngừng sản xuất công nghiệp B. Xây dựng hệ thống xử lí chất thải C. Trồng cây gây rừng D. Di dời các nhà máy gây ô nhiễm lên vùng núi xa khu dân cư Đáp án: C Câu 6: Cây nào được sử dụng làm thực phẩm? A. Cây cà chua B. Cây phượng C. Cây kim tiền D. Cây xà cừ Đáp án: A Câu 7: Cây nào chứa độc tố và gây hại đến sức khoẻ con người? A. Rau ngót B. Cần tây C. Thuốc phiện D. Rau muống Đáp án: C Câu 8: Cây nào là cây cho bóng mát? A. Cây mướp đắng B. Cây xà cừ C. Cây ngô D. Cây lúa Đáp án: B Câu 9: Đặc điểm nào KHÔNG được dùng phân loại các nhóm Thực vật? A. Có mạch dẫn hoặc không có mạch dẫn B. Có hạt hoặc không có hạt C. Có hoa hoặc không có hoa D. Có rễ hoặc không có rễ Đáp án: D Câu 10: Thực vật KHÔNG có mạch dẫn là A. Cây rêu B. Cây dương xỉ C. Cây thông D. Cây bưởi Đáp án: A Câu 11: Thực vật nào có mạch dẫn, có hạt, không có hoa? A. Cây thông B. Cây lúa C. Cây dừa D. Cây bưởi Đáp án: A Câu 12: Cây nào được xếp vào nhóm thực vật quý hiếm ở nước ta? A. Xà cừ B. Bạch đàn C. Tam thất D. Trầu không Đáp án: C Câu 13: Động vật có xương sống khác động vật không xương sống ở đặc điểm chính nào? A. Đa dạng về số lượng loài B. Đa dạng về môi trường sống C. Có nhiều hình dạng khác nhau D. Có bộ xương trong, xương sống ở dọc lưng Đáp án: D Câu 14: Thuỷ tức là đại diện của nhóm động vật nào? A. Ruột khoang B. Giun C. Thân mềm D. Chân khớp Đáp án: A Câu 15: Động vật ngành Ruột khoang có A. Lớp vỏ cứng bên ngoài bảo vệ B. Cơ thể phân đốt C. Cơ thể đối xứng hai bên D. Cơ thể đối xứng tỏa tròn Đáp án: D Câu 16: Động vật nào thuộc ngành Giun tròn? A. Giun đất B. Rươi C. Giun kim D. Sán lá gan Đáp án: C Câu 17: Động vật nào KHÔNG kí sinh trong cơ thể người? A. Giun đất B. Giun đũa C. Sán dây D. Giun kim Đáp án: A Câu 18: Đặc điểm nào KHÔNG phải của các ngành Giun? A. Cơ thể dài B. Cơ thể có đối xứng hai bên C. Cơ thể có đối xứng tỏa tròn D. Phân biệt đầu và thân Đáp án: C Câu 19: Biện pháp nào KHÔNG giúp phòng tránh các bệnh do giun sán kí sinh? A. Ngủ mắc màn B. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ C. Ăn chín, uống sôi D. Uống thuốc tẩy giun sán định kỳ Đáp án: A Câu 20: Động vật thân mềm sống trên cạn là A. Hàu B. Mực C. Ốc sên D. Sò Đáp án: C Câu 21: Động vật Thân mềm nào gây hại cho cây trồng? A. Sò B. Mực C. Ốc vặn D. Ốc bươu vàng Đáp án: D Câu 22: Châu chấu gây tác hại nào? A. Truyền bệnh B. Có nọc độc C. Phá hoại mùa màng D. Hút máu của động vật Đáp án: C Câu 23: Đại diện nào thuộc ngành Chân khớp? A. Cá B. Sò C. Ruồi D. Mực Đáp án: C Câu 24: Động vật Chân khớp nào có ích trong việc thụ phấn cho cây trồng? A. Bướm B. Nhện C. Ve sầu D. Châu chấu Đáp án: A Câu 25: Lớp động vật nào thuộc ngành Động vật không xương sống? A. Cá B. Lưỡng cư C. Giun D. Thú Đáp án: C Câu 26: Loài giun nào có vai trò trong nông nghiệp, lâm nghiệp? A. Đỉa B. Lối sống và đặc điểm cơ thể C. Giun đất D. Hình dạng và môi trường sống Đáp án: C Câu 27: Động vật có xương sống bao gồm A. Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú B. Cá, Chân khớp, Bò sát, Chim, Thú C. Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Ruột khoang, Thú D. Thân mềm, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú Đáp án: A Câu 28: Động vật thuộc các lớp Cá KHÔNG có đặc điểm nào? A. Sống ở nước B. Di chuyển bằng vây C. Cơ thể phổ biến hình thoi D. Hô hấp bằng phổi Đáp án: D Câu 29: Loài cá nào thuộc lớp Cá sụn? A. Cá nhám B. Cá hồi C. Cá chép D. Cá rô Đáp án: A Câu 30: Đặc điểm nào là của lớp Lưỡng cư? A. Đẻ trứng, thụ tinh ở môi trường nước B. Da khô, phủ vảy sừng C. Đẻ con D. Sống trên cạn Đáp án: A Câu 31: Cá cóc là đại diện của lớp động vật nào? A. Cá B. Lưỡng cư C. Bò sát D. Thú Đáp án: B Câu 32: Đại diện nào thuộc lớp Bò sát? A. Cá sấu B. Cá ngựa C. Cá heo D. Cá cóc Đáp án: A Câu 33: Đặc điểm nào có ở lớp Bò sát? A. Da khô, phủ vảy sừng B. Cơ thể có lông mao bao phủ C. Đẻ con D. Nuôi con bằng sữa mẹ Đáp án: A Câu 34: Đặc điểm nào KHÔNG có ở lớp Chim? A. Cơ thể có lông vũ bao phủ B. Cơ thể có lông mao bao phủ C. Đẻ trứng D. Chi trước biến đổi thành cánh Đáp án: B Câu 35: Động vật nào thuộc nhóm động vật có xương sống? A. Ruột khoang B. Thân mềm C. Chim D. Chân khớp Đáp án: C Câu 36: Loài chim nào KHÔNG có khả năng bay nhưng lại chạy nhanh? A. Đà điểu B. Cắt C. Đại bàng D. Gà Đáp án: A Câu 37: Loài chim cánh cụt KHÔNG có đặc điểm nào? A. Lông dày không thấm nước B. Lớp mỡ dày C. Chân có màng bơi D. Da trần, luôn ẩm ướt Đáp án: D Câu 38: Loài động vật nào có chi trước biến đổi thành cánh da? A. Đà điểu B. Thú mỏ vịt C. Chim bồ câu D. Dơi Đáp án: D Câu 39: Đặc điểm nào KHÔNG có ở lớp Thú? A. Lông vũ B. Lông mao bao phủ C. Đẻ con D. Nuôi con bằng sữa mẹ Đáp án: A Câu 40: Động vật nào truyền bệnh dịch hạch? A. Chuột B. Thỏ C. Muỗi D. Mèo Đáp án: A |
Đề thi giữa kì 2 lớp 6 năm 2025 môn Giáo dục Công dân
PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội được gọi là A. tình huống sư phạm. B. tình huống nguy hiểm. C. tình huống vận động. D. tình huống phát triển. Đáp án: B Câu 2: Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ A. tự nhiên. B. tin tặc. C. con người. D. lâm tặc. Đáp án: C Câu 3: Chủ động tìm hiểu, học tập các kỹ năng ứng phó trong mỗi tình huống nguy hiểm sẽ giúp chúng ta bình tĩnh, tự tin để thoát khỏi A. nguy hiểm. B. người tốt. C. bản thân. D. bố mẹ. Đáp án: A Câu 4: Chủ động tìm hiểu, học tập các kỹ năng ứng phó trong mỗi tình huống nguy hiểm sẽ giúp chúng ta có thái độ như thế nào khi ứng phó với tình huống nguy hiểm trong cuộc sống? A. Lo sợ và hoảng loạn. B. Lo sợ và rụt rè. C. Bình tĩnh và tự tin. D. Âm thầm chịu đựng. Đáp án: C Câu 5: Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lý, đúng mức A. của cải vật chất, thời gian, sức lực. B. các truyền thống tốt đẹp. C. các tư tưởng bảo thủ. D. lối sống thực dụng. Đáp án: A Câu 6: Sống tiết kiệm không mang lại ý nghĩa nào sau đây? A. biết quý trọng thành quả lao động của bản thân và người khác. B. đảm bảo cho cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc. C. làm giàu cho bản thân gia đình và đất nước. D. bị người khác khinh bỉ và xa lánh. Đáp án: D Câu 7: Đối lập với tiết kiệm là A. xa hoa, lãng phí. B. cần cù, chăm chỉ. C. cẩu thả, hời hợt. D. trung thực, thẳng thắn. Đáp án: A Câu 8: Tiết kiệm sẽ giúp chúng ta A. làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. B. sống có ích. C. yêu đời hơn. D. tự tin trong công việc. Đáp án: A Câu 9: Công dân là người dân của A. một làng. B. một nước. C. một tỉnh. D. một huyện. Đáp án: B Câu 10: Công dân là người dân của một nước, có quyền và nghĩa vụ do A. pháp luật quy định. B. người khác trao tặng. C. mua bán mà có. D. giáo dục mà có. Đáp án: A Câu 11: Căn cứ để xác định công dân của một nước là dựa vào A. Quốc tịch. B. chức vụ. C. tiền bạc. D. địa vị. Đáp án: A Câu 12: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người A. có Quốc tịch Việt Nam. B. sinh sống ở Việt Nam. C. đến Việt Nam du lịch. D. hiểu biết về Việt Nam. Đáp án: A II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1 ( 4 điểm): Thế nào là tiết kiệm? Nêu biểu hiện của tiết kiệm. Tiết kiệm có ý nghĩa như thế nào? Hãy nêu một số việc làm thể hiện tính tiết kiệm của em. Câu 2 (3 điểm): Trên đường đi làm về, bác Nga phát hiện một đứa bé sơ sinh bị bỏ rơi ở gốc đa đầu làng. Thấy em bé khóc, đói, không ai chăm sóc nên bác đã đưa em bé về nhà, làm các thủ tục nhận con nuôi và đặt tên cho bé là Bình An. Câu hỏi: Theo em, bé Bình An có được mang quốc tịch Việt Nam không? Vì sao? |
Đề thi giữa kì 2 lớp 6 năm 2025 môn Toán
Đề thi giữa kì 2 lớp 6 năm 2025 môn Tiếng anh
Đề thi giữa kì 2 lớp 6 năm 2025 môn Lịch sử và Địa lí
Xem thêm>> Trọn bộ đề thi giữa kì 2 tiếng Anh 6 global success
Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 6 năm 2025 có đáp án và lời giải? (Hình từ Internet)
Học sinh lớp 6 là mấy tuổi?
Căn cứ tại Điều 28 Luật Giáo dục 2019, quy định về về cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông như sau:
Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
Theo đó, giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín.
Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học.
Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm.
Trừ những trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, thông thường độ tuổi của học sinh cấp 2 là từ 11 - 14 tuổi.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì học sinh lớp 6 sẽ là 11 tuổi. trừ những trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, thông thường độ tuổi của học sinh cấp 2 là từ 11 - 14 tuổi.
Các hành vi nào học sinh lớp 6 bị cấm làm?
Các hành vi học sinh lớp 6 không được làm theo Điều 37 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định cụ thể:
(1) Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
(2) Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
(3) Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.
(4) Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
(5) Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
(6) Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
(7) Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.