Tổng hợp đáp án tuần 1 cuộc thi Vì nụ cười trẻ em? Dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một khi nào?
Tổng hợp đáp án tuần 1 cuộc thi Vì nụ cười trẻ em?
Cuộc thi Vì nụ cười trẻ em được tổ chức nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về chăm sóc trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cho mọi người dân.
Dưới đây là tổng hợp đáp án tuần 1 cuộc thi Vì nụ cười trẻ em tham khảo:
Tổng hợp đáp án tuần 1 cuộc thi Vì nụ cười trẻ em Câu 1: Chỉ thị 28 về tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc được ban hành ngày nào? A. 25/12/2003 B. 25/12/2013 C. 25/12/2023 Đáp án: A. 25/12/2003 Câu 2: Luật Trẻ em năm 2016 của Việt Nam có hiệu lực từ ngày nào? A. Ngày 01/6/2016 B. Ngày 01/6/2017 C. Ngày 01/1/2018 Đáp án: A. Ngày 01/6/2016 Câu 3: Công ước về Quyền của người khuyết tật là gì? A. Là một hiệp ước quốc tế xác định các quyền của người khuyết tật. B. Là một hiệp ước quốc tế xác định các quyền của người khuyết tật và nghĩa vụ của họ. C. Là một hiệp ước quốc tế xác định các quyền của người khuyết tật và nghĩa vụ của các quốc gia tham gia Công ước nhằm đẩy mạnh, bảo vệ các quyền này. Đáp án: C. Là một hiệp ước quốc tế xác định các quyền của người khuyết tật và nghĩa vụ của các quốc gia tham gia Công ước nhằm đẩy mạnh, bảo vệ các quyền này. Câu 4: Ngày Việt Nam ký Công ước về Quyền của người khuyết tật? A. 22/10/2007 B. 22/10/2017 C. 20/12/2007 Đáp án: A. 22/10/2007 Câu 5: Hội Cứu trợ Trẻ em Tàn tật Việt Nam được thành lập vào ngày, tháng, năm nào? A. Ngày 04/12/1993 B. Ngày 04/12/1992 C. Ngày 04/12/1991 Đáp án: A. Ngày 04/12/1993 |
Lưu ý: Đáp án tuần 1 cuộc thi Vì nụ cười trẻ em chỉ mang tính chất tham khảo!
Tổng hợp đáp án tuần 1 cuộc thi Vì nụ cười trẻ em? Dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một khi nào? (Hình từ Internet)
Dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một khi nào?
Tại Điều 11 Thông tư 23/2023/TT-BGDĐT quy định xây dựng kế hoạch dạy học như sau:
Xây dựng kế hoạch dạy học
1. Thời lượng, thời gian: Thời lượng thực hiện không quá 80 tiết học (mỗi tiết 35 phút), tối đa là một tháng; thời gian thực hiện trong hè, trước khi trẻ học chương trình lớp Một. Các địa phương, nhà trường tùy tình hình thực tế để bố trí thời gian, thời lượng cho phù hợp, hiệu quả.
2. Phân phối thời gian dạy học: Tùy vào điều kiện về lớp học, giáo viên, đối tượng trẻ và điều kiện sống ở từng địa phương, Hiệu trưởng và bộ phận chuyên môn lập kế hoạch chi tiết về việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một phù hợp, hiệu quả.
3. Căn cứ yêu cầu, mục tiêu cần đạt và kế hoạch chi tiết về việc dạy học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một, giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học cho phù hợp với tình hình thực tế, trình Hiệu trưởng phê duyệt trước khi thực hiện.
Như vậy, thời gian thực hiện dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một là trong hè, trước khi trẻ học chương trình lớp một.
Các địa phương, nhà trường tùy tình hình thực tế để bố trí thời gian, thời lượng cho phù hợp, hiệu quả.
Yêu cầu đối với giáo viên dạy học cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một?
Tại Điều 15 Thông tư 23/2023/TT-BGDĐT quy định yêu cầu đối với giáo viên tổ chức dạy học cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một như sau:
- Giáo viên nắm được nội dung và phương pháp dạy học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một, phương pháp dạy ngôn ngữ thứ hai để chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ.
- Giáo viên biết xây dựng kế hoạch bài học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đưa ra giải pháp giáo dục, điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp với trẻ để trẻ thấy tự tin, thoải mái, thích đến lớp.
- Giáo viên có kĩ năng và phương pháp phối hợp với cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ trong việc chăm sóc dinh dưỡng, sức khỏe, tinh thần của trẻ khi đến lớp.
- Giáo viên có khả năng xây dựng môi trường học tập thân thiện giúp trẻ khám phá và tương tác với giáo viên, bạn bè; sử dụng phương pháp dạy học tích cực giúp trẻ được trải nghiệm trong việc học và hình thành các kĩ năng học tập cần thiết.