Tổng hợp công thức tính chu vi? Công thức tính chu vi học lần đầu ở lớp mấy?
Tổng hợp công thức tính chu vi?
Chu vi là tổng độ dài các cạnh bao quanh một hình. Các bạn học sinh có thể tham khảo bảng tổng hợp công thức tính chu vi? dưới đây:
Tổng hợp công thức tính chu vi? Hình tam giác Công thức: C = a + b + c Trong đó: C: Chu vi tam giác a, b, c: Độ dài ba cạnh của tam giác Hình chữ nhật Công thức: C = 2(a + b) Trong đó: C: Chu vi hình chữ nhật a: Chiều dài b: Chiều rộng Hình vuông Công thức: C = 4a Trong đó: C: Chu vi hình vuông a: Độ dài một cạnh Hình tròn Công thức: C = πd hoặc C = 2πr Trong đó: C: Chu vi hình tròn d: Đường kính hình tròn r: Bán kính hình tròn π (pi): Một hằng số xấp xỉ bằng 3.14 Hình bình hành Công thức: C = 2(a + b) Trong đó: C: Chu vi hình bình hành a, b: Độ dài hai cạnh kề nhau Hình thoi Công thức: C = 4a Trong đó: C: Chu vi hình thoi a: Độ dài một cạnh Hình thang cân Công thức: C = a + b + 2c Trong đó: C: Chu vi hình thang cân a, b: Độ dài hai đáy c: Độ dài cạnh bên *Lưu ý: Đơn vị đo: Khi tính chu vi, cần đảm bảo tất cả các cạnh đều cùng đơn vị đo. Hình phức tạp: Đối với các hình phức tạp hơn, ta có thể chia nhỏ hình thành các hình đơn giản hơn, tính chu vi từng phần rồi cộng lại. *Ví dụ: Tính chu vi hình chữ nhật: Nếu chiều dài là 5cm, chiều rộng là 3cm, chu vi hình chữ nhật là: C = 2(5 + 3) = 16cm. Tính chu vi hình tròn: Nếu đường kính hình tròn là 10cm, chu vi hình tròn là: C = 3.14 * 10 = 31.4cm. |
*Lưu ý: Thông tin về Tổng hợp công thức tính chu vi? chỉ mang tính chất tham khảo./.
Tổng hợp công thức tính chu vi? Công thức tính chu vi học lần đầu ở lớp mấy? (Hình từ Internet)
Công thức tính chu vi học lần đầu ở lớp mấy?
Căn cứ theo Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì yêu cầu cần đạt đối với môn Toán lớp 3 như sau:
Đo lường
*Biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng:
- Nhận biết được “diện tích” thông qua một số biểu tượng cụ thể.
- Nhận biết được đơn vị đo diện tích: cm2 (xăng-ti-mét vuông).
- Nhận biết được đơn vị đo độ dài: mm (mi-li-mét); quan hệ giữa các đơn vị m, dm, cm và mm.
- Nhận biết được đơn vị đo khối lượng: g (gam); quan hệ giữa g và kg.
- Nhận biết được đơn vị đo dung tích: ml (mi-li-lít); quan hệ giữa l và ml.
- Nhận biết được đơn vị đo nhiệt độ (oC).
- Nhận biết được mệnh giá của các tờ tiền Việt Nam (trong phạm vi 100 000 đồng); nhận biết được tờ tiền hai trăm nghìn đồng và năm trăm nghìn đồng (không yêu cầu học sinh đọc, viết số chỉ mệnh giá).
- Nhận biết được tháng trong năm.
Thực hành đo đại lượng
- Sử dụng được một số dụng cụ thông dụng (một số loại cân thông dụng, thước thẳng có chia vạch đến mi-li-mét, nhiệt kế,...) để thực hành cân, đo, đong, đếm.
- Đọc được giờ chính xác đến 5 phút và từng phút trên đồng hồ.
*Tính toán và ước lượng với các số đo đại lượng
- Thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với các số đo độ dài (mm, cm, dm, m, km); diện tích (cm2); khối lượng (g, kg); dung tích (ml, l); thời gian (phút, giờ, ngày, tuần lễ, tháng, năm); tiền Việt Nam đã học.
- Tính được chu vi của hình tam giác, hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông khi biết độ dài các cạnh.
- Tính được diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
- Thực hiện được việc ước lượng các kết quả đo lường trong một số trường hợp đơn giản (ví dụ: cân nặng của một con gà khoảng 2kg,...).
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến đo lường.
Như vậy, công thức tính chu vi các bạn học sinh sẽ học lần đầu ở lớp 3.
Một số hoạt động trong chương trình môn Toán lớp 3 là gì?
Căn cứ theo Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì yêu cầu cần đạt đối với môn Toán lớp 3 như sau:
Một số yếu tố xác suất
Nhận biết và mô tả các khả năng xảy ra (có tính ngẫu nhiên) của một sự kiện
Nhận biết và mô tả được các khả năng xảy ra (có tính ngẫu nhiên) của một sự kiện khi thực hiện (1 lần) thí nghiệm đơn giản (ví dụ: nhận ra được hai khả năng xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu khi tung 1 lần; nhận ra được hai khả năng xảy ra đối với màu của quả bóng lấy ra từ hộp kín đựng các quả bóng có hai màu xanh hoặc đỏ;...).
Nhà trường tổ chức cho học sinh một số hoạt động sau và có thể bổ sung các hoạt động khác tuỳ vào điều kiện cụ thể.
Hoạt động 1: Thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn, chẳng hạn:
- Thực hành các hoạt động liên quan đến tính toán, đo lường và ước lượng như: thực hành tính và ước lượng chu vi, diện tích của một số hình phẳng trong thực tế liên quan đến các hình phẳng đã được học; thực hành đo, cân, đong và ước lượng độ dài, khối lượng, dung tích, nhiệt độ,...
- Thực hành thu thập, phân loại, sắp xếp số liệu thống kê (theo các tiêu chí cho trước) về một số đối tượng thống kê trong trường, lớp.
Hoạt động 2: Tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khoá (ví dụ: trò chơi học Toán hoặc các hoạt động “Học vui - Vui học”; trò chơi liên quan đến mua bán, trao đổi hàng hoá; lắp ghép, gấp, xếp hình; tung đồng xu, xúc xắc,...) liên quan đến ôn tập, củng cố các kiến thức toán.
- Điều kiện giáo viên nước ngoài dạy ngoại ngữ trong trường mầm non?
- Hướng dẫn xử lý khi xảy ra bạo lực học đường?
- Vì sao nói Công xã Paris là nhà nước kiểu mới? Lớp học Lịch sử của học sinh lớp 8 được tổ chức thế nào?
- Mẫu văn tả chú bộ đội lớp 5 ngắn gọn hay nhất? Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học lớp 5 như thế nào?
- Top các mẫu đoạn văn về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe? Học sinh lớp 3 được quyền chọn trường học không?
- Top 10 Mẫu viết đoạn văn về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ hay nhất?
- Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ môn Ngữ văn lớp 7? Việc đánh giá học sinh lớp 7 có mục đích là gì?
- Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Văn 11 kèm đáp án? Trường THPT chuyên được ưu tiên những gì để bảo đảm chất lượng giáo dục?
- Công dân học tập vn đăng nhập hướng dẫn chi tiết? Kinh phí thực hiện xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 2030?
- Mẫu Kịch bản tổ chức lễ Noel cho trẻ mầm non? Các loại hình của cơ sở giáo dục mầm non hiện nay?