Tổng hợp các tiêu chuẩn cần có để trường THCS đạt chuẩn quốc gia mức độ 1?

Trường THCS muốn đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 thì cần phải có những tiêu chuẩn gì sau đây là tổng hợp chi tiết các tiêu chuẩn cần có để trường THCS đạt chuẩn quốc gia mức độ 1?

Khi trường THCS đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 thì sau bao lâu được đề nghị nâng lên cấp độ mới?

Căn cứ theo Điều 5 Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:

Chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục và thời hạn công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học
1. Chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục và thời hạn công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học là 05 năm.
2. Trường trung học được công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Quy định này, sau ít nhất 02 năm kể từ ngày được đăng ký đánh giá ngoài và đề nghị công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục ở cấp độ cao hơn.
3. Trường trung học được công nhận đạt chuẩn quốc gia Mức độ 1, sau ít nhất 02 năm kể từ ngày được công nhận, được đăng ký đánh giá ngoài và đề nghị công nhận trường đạt chuẩn quốc gia Mức độ 2.

Như vậy, khi trường THCS đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 thì sau ít nhất 02 năm kể từ ngày được công nhận thì sẽ được đăng ký đánh giá ngoài và đề nghị công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục ở cấp độ cao hơn.

Tiêu chuẩn trường THCS đạt chuẩn quốc gia mức độ 1

Tổng hợp các tiêu chuẩn cần có để trường THCS đạt chuẩn quốc gia mức độ 1? (Hình từ Internet)

Tổng hợp các tiêu chuẩn cần có để trường THCS đạt chuẩn quốc gia mức độ 1?

Căn cứ theo Điều 7 Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT thì trường THCS đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 cần có những tiêu chuẩn sau đây:

*Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường

Trong đó có các tiêu chí nhỏ sau:

Tiêu chí 1: Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường

- Phù hợp với mục tiêu giáo dục được quy định tại Luật giáo dục, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo từng giai đoạn và các nguồn lực của nhà trường;

- Được xác định bằng văn bản và cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Được công bố công khai bằng hình thức niêm yết tại nhà trường hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của nhà trường (nếu có) hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trang thông tin điện tử của phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo.

Tiêu chí 2: Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đồng khác

- Được thành lập theo quy định;

- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định;

- Các hoạt động được định kỳ rà soát, đánh giá.

Tiêu chí 3: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường

- Các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường có cơ cấu tổ chức theo quy định;

- Hoạt động theo quy định;

- Hằng năm, các hoạt động được rà soát, đánh giá.

Tiêu chí 4: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng

- Có hiệu trưởng, số lượng phó hiệu trưởng theo quy định;

- Tổ chuyên môn và tổ văn phòng có cơ cấu tổ chức theo quy định;

- Tổ chuyên môn, tổ văn phòng có kế hoạch hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.

Tiêu chí 5: Lớp học

- Có đủ các lớp của cấp học;

- Học sinh được tổ chức theo lớp; lớp học được tổ chức theo quy định;

- Lớp học hoạt động theo nguyên tắc tự quản, dân chủ.

Tiêu chí 6: Quản lý hành chính, tài chính và tài sản

- Hệ thống hồ sơ của nhà trường được lưu trữ theo quy định;

- Lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính và tài sản; công khai và định kỳ tự kiểm tra tài chính, tài sản theo quy định; quy chế chi tiêu nội bộ được bổ sung, cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành;

- Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích và có hiệu quả để phục vụ các hoạt động giáo dục.

Tiêu chí 7: Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên

- Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên;

- Phân công, sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên rõ ràng, hợp lý đảm bảo hiệu quả hoạt động của nhà trường;

- Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đảm bảo các quyền theo quy định.

Tiêu chí 8: Quản lý các hoạt động giáo dục

- Kế hoạch giáo dục phù hợp với quy định hiện hành, điều kiện thực tế địa phương và điều kiện của nhà trường;

- Kế hoạch giáo dục được thực hiện đầy đủ;

- Kế hoạch giáo dục được rà soát, đánh giá, điều chỉnh kịp thời.

Tiêu chí 9: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở

- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường;

- Các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (nếu có) thuộc thẩm quyền xử lý của nhà trường được giải quyết đúng pháp luật;

- Hằng năm, có báo cáo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.

Tiêu chí 10: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học

- Có phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn bạo lực nhà trường; những trường có tổ chức bếp ăn cho học sinh được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

- Có hộp thư góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của người dân; đảm bảo an toàn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường;

- Không có hiện tượng kỳ thị, hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong nhà trường.

Bên cạnh đó, tại Điều 8 Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT (có nội dung bị hết hiệu lực bởi Thông tư 29/2021/TT-BGDĐT) quy định về tiêu chuẩn 2 như sau:

*Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh

Trong đó có các tiêu chí nhỏ như sau:

Tiêu chí 1: Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

- Đạt tiêu chuẩn theo quy định;

- Được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng trở lên;

- Được bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục theo quy định.

Tiêu chí 2: Đối với giáo viên

- Số lượng, cơ cấu giáo viên đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;

- Có ít nhất 95% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên.

Tiêu chí 3: Đối với nhân viên

- Có nhân viên hoặc giáo viên kiêm nhiệm để đảm nhiệm các nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công;

- Được phân công công việc phù hợp, hợp lý theo năng lực;

- Hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Tiêu chí 4: Đối với học sinh

- Đảm bảo về tuổi học sinh theo quy định;

- Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định;

- Được đảm bảo các quyền theo quy định.

Đồng thời tại Điều 9 Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT, quy định về tiêu chuẩn 3 như sau:

*Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

Trong đó có các tiêu chí nhỏ sau:

Tiêu chí 1: Khuôn viên, khu sân chơi, bãi tập

- Khuôn viên đảm bảo xanh, sạch, đẹp, an toàn để tổ chức các hoạt động giáo dục;

- Có cổng trường, biển tên trường và tường hoặc rào bao quanh;

- Khu sân chơi, bãi tập có đủ thiết bị tối thiểu, đảm bảo an toàn để luyện tập thể dục, thể thao và các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Tiêu chí 2: Phòng học, phòng học bộ môn và khối phục vụ học tập

- Phòng học có đủ bàn ghế phù hợp với tầm vóc học sinh, có bàn ghế của giáo viên, có bảng viết, đủ điều kiện về ánh sáng, thoáng mát; đảm bảo học nhiều nhất là hai ca trong một ngày;

- Có đủ phòng học bộ môn theo quy định;

- Có phòng hoạt động Đoàn - Đội, thư viện và phòng truyền thống.

Tiêu chí 3: Khối hành chính - quản trị

- Đáp ứng yêu cầu tối thiểu các hoạt động hành chính - quản trị của nhà trường;

- Khu để xe được bố trí hợp lý, đảm bảo an toàn, trật tự;

- Định kỳ sửa chữa, bổ sung các thiết bị khối hành chính - quản trị.

Tiêu chí 4: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước

- Khu vệ sinh riêng cho nam, nữ, giáo viên, nhân viên, học sinh đảm bảo không ô nhiễm môi trường; khu vệ sinh đảm bảo sử dụng thuận lợi cho học sinh khuyết tật học hòa nhập;

- Có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường; hệ thống cấp nước sạch đảm bảo nước uống và nước sinh hoạt cho giáo viên, nhân viên và học sinh;

- Thu gom rác và xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường.

Tiêu chí 5: Thiết bị

- Có đủ thiết bị văn phòng và các thiết bị khác phục vụ các hoạt động của nhà trường;

- Có đủ thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu tối thiểu theo quy định;

- Hằng năm các thiết bị được kiểm kê, sửa chữa.

Tiêu chí 6: Thư viện

- Được trang bị sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa và các xuất bản phẩm tham khảo tối thiểu phục vụ hoạt động nghiên cứu, hoạt động dạy học, các hoạt động khác của nhà trường;

- Hoạt động của thư viện đáp ứng yêu cầu tối thiểu về nghiên cứu, hoạt động dạy học, các hoạt động khác của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh;

- Hằng năm thư viện được kiểm kê, bổ sung sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa và các xuất bản phẩm tham khảo.

Đồng thời tại Điều 10 Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT, về tiêu chuẩn 4 như sau:

*Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Trong đó có các tiêu chí nhỏ như:

Tiêu chí 1: Ban đại diện cha mẹ học sinh

- Được thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;

- Có kế hoạch hoạt động theo năm học;

- Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đúng tiến độ.

Tiêu chí 2: Công tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường

- Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền để thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường;

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành Giáo dục; về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường;

- Huy động và sử dụng các nguồn lực hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đúng quy định.

Tiếp đến, tại Điều 11 Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT, về tiêu chuẩn 5 như sau:

*Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

Trong đó có các tiêu chí nhỏ sau:

Tiêu chí 1: Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông

- Tổ chức dạy học đúng, đủ các môn học và các hoạt động giáo dục theo quy định, đảm bảo mục tiêu giáo dục;

- Vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học, tổ chức hoạt động dạy học đảm bảo mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp đối tượng học sinh và điều kiện nhà trường; bồi dưỡng phương pháp tự học, nâng cao khả năng làm việc theo nhóm và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;

- Các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh đa dạng đảm bảo khách quan và hiệu quả.

Tiêu chí 2: Tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện

- Có kế hoạch giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện;

- Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện;

- Hằng năm rà soát, đánh giá các hoạt động giáo dục học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện.

Tiêu chí 3: Thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo quy định

- Nội dung giáo dục địa phương cho học sinh được thực hiện theo kế hoạch;

- Các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh về nội dung giáo dục địa phương đảm bảo khách quan và hiệu quả;

- Hằng năm, rà soát, đánh giá, cập nhật tài liệu, đề xuất điều chỉnh nội dung giáo dục địa phương.

Tiêu chí 4: Các hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp

- Có kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo quy định và phù hợp với điều kiện của nhà trường;

- Tổ chức được các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo kế hoạch;

- Phân công, huy động giáo viên, nhân viên trong nhà trường tham gia các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

Tiêu chí 5: Hình thành, phát triển các kỹ năng sống cho học sinh

- Có kế hoạch định hướng giáo dục học sinh hình thành, phát triển các kỹ năng sống phù hợp với khả năng học tập của học sinh, điều kiện nhà trường và địa phương;

- Quá trình rèn luyện, tích lũy kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật cho học sinh có chuyển biến tích cực thông qua các hoạt động giáo dục;

- Đạo đức, lối sống của học sinh từng bước được hình thành, phát triển phù hợp với pháp luật, phong tục tập quán địa phương và truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam.

Tiêu chí 6: Kết quả giáo dục

- Kết quả học lực, hạnh kiểm học sinh đạt yêu cầu theo kế hoạch của nhà trường;

- Tỷ lệ học sinh lên lớp và tốt nghiệp đạt yêu cầu theo kế hoạch của nhà trường;

- Định hướng phân luồng cho học sinh đạt yêu cầu theo kế hoạch của nhà trường.

Như vậy, để trường THCS đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 cần phải đáp ứng 6 tiêu chuẩn nêu trên.

Quy trình công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở có mấy bước?

Căn cứ theo Điều 4 Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT thì, quy trình công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở sẽ có 3 bước như sau:

Bước 1. Tự đánh giá.

Bước 2. Đánh giá ngoài.

Bước 3. Công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.

Trường THCS
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hiệu trưởng trường THCS có phải là người chịu trách nhiệm chất lượng giáo dục của nhà trường hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khung học phí trường THCS và các đối tượng miễn học phí năm 2024 trở đi sẽ ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành phần của hội đồng trường THCS công lập gồm những ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin chuyển trường THCS khác tỉnh mới nhất là mẫu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường THCS phải đáp ứng những điều kiện nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đặt tên trường THCS như thế nào cho đúng quy định pháp luật? Nguyên tắc đặt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hiệu trưởng trường THCS có nhiệm kỳ mấy năm? Có phải tự mình tuyển giáo viên hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ cấu tổ chức của trường trung học cơ sở như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi tiết về các tiêu chuẩn cơ sở vật chất của trường THCS tối thiểu phải đạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chí về giáo viên để trường THCS đạt chuẩn quốc gia mức 1 như thế nào?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 1594

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;