09:07 | 24/07/2024

Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính trong trường đại học công lập như thế nào?

Theo quy định thì tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính trong trường đại học công lập như thế nào?

Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính trong trường đại học công lập như thế nào?

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 05/2024/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính trong trường đại học công lập như sau:

Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02
Viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
1. Cơ sở giáo dục đại học công lập có nhu cầu, có vị trí việc làm còn thiếu ứng với hạng chức danh nghề nghiệp viên chức xét thăng hạng và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ xét thăng hạng.
2. Đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03.
3. Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật.
4. Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03; đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 04/2022/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2020/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 10 năm 2020 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập và Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 10 năm 2020 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.

Như vậy, giảng viên giảng dạy tại các trường đại học công lập được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

- Trường đại học có nhu cầu, có vị trí việc làm còn thiếu ứng với hạng chức danh nghề nghiệp mà giảng viên xét thăng hạng và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ xét thăng hạng.

- Hiện đang giữ chức danh giảng viên hạng 3, mã số V.07.01.03.

- Có xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính;

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn bị xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật.

- Đáp ứng thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh giảng viên hạng 3, mã số V.07.01.03.

- Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp giảng viên chính;

Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính trong trường đại học công lập như thế nào?

Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính trong trường đại học công lập như thế nào? (Hình từ Internet)

Giảng viên chính trường đại học công lập có nhiệm vụ gì?

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT thì giảng viên chính có các nhiệm vụ sau:

- Giảng dạy, hướng dẫn và chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp; tham gia giảng dạy chương trình đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ và hướng dẫn, đánh giá luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ nếu có đủ tiêu chuẩn theo quy định;

- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, phát triển chương trình đào tạo; đề xuất chủ trương, phương hướng và biện pháp phát triển của ngành hoặc chuyên ngành được giao đảm nhiệm; chủ động đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người học;

- Chủ trì hoặc tham gia biên soạn sách phục vụ đào tạo; chủ trì hoặc tham gia thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

- Chủ trì, tham gia đánh giá các đề án, đề tài nghiên cứu khoa học; viết và tham gia báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học; tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học;

- Tham gia công tác chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập; hướng dẫn thảo luận, thực hành, thí nghiệm, thực tập;

- Tham gia bồi dưỡng giảng viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của khoa hoặc chuyên ngành;

- Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học;

- Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học công lập và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Giảng viên chính trường đại học công lập phải có trình độ đào tạo, bồi dưỡng như thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT thì giảng viên chính trường đại học công lập phải có trình độ đào tạo, bồi dưỡng như sau:

- Có bằng thạc sỹ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.

Trường đại học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện cho phép thành lập trường đại học tư thục gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường đại học có cơ cấu tổ chức như thế nào? Hội đồng trường của trường đại học công lập có trách nhiệm và quyền hạn như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn thủ tục xác nhận nhập học trực tuyến 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ nhập học đại học 2024-2025 cần có gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hạn chót xác nhận nhập học năm học 2024-2025 trên hệ thống của Bộ giáo dục và Đào tạo là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng chỉ TOEFL trong tiếng anh là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ tịch hội đồng trường đại học công lập có trách nhiệm và quyền hạn như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường đại học đào tạo chuyên ngành Luật tiêu biểu hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường đại học bị đình chỉ hoạt động đào tạo khi nào? Ai có thẩm quyền đình chỉ hoạt động đào tạo của trường đại học?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;