Tiêu chí đánh giá về xây dựng môi trường giáo dục trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên thế nào?
Tiêu chí đánh giá về xây dựng môi trường giáo dục trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên thế nào?
Căn cứ Điều 6 Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT, tiêu chí đánh giá về xây dựng môi trường giáo dục như sau:
Thực hiện xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh dân chủ, phòng, chống bạo lực học đường
- Tiêu chí 8. Xây dựng văn hóa nhà trường
+ Mức đạt: Thực hiện đầy đủ nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường theo quy định;
+ Mức khá: Đề xuất biện pháp thực hiện hiệu quả nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường theo quy định; có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả các vi phạm nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử trong lớp học và nhà trường trong phạm vi phụ trách (nếu có);
+ Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực, chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường.
- Tiêu chí 9. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường
+ Mức đạt: Thực hiện đầy đủ các quy định về quyền dân chủ trong nhà trường, tổ chức học sinh thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường;
+ Mức khá: Đề xuất biện pháp phát huy quyền dân chủ của học sinh, của bản thân, cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ và đồng nghiệp trong nhà trường; phát hiện, phản ánh, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy chế dân chủ của học sinh (nếu có);
+ Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc thực hiện và phát huy quyền dân chủ của học sinh, của bản thân, cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ và đồng nghiệp.
- Tiêu chí 10. Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường
+ Mức đạt: Thực hiện đầy đủ các quy định của nhà trường về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường;
+ Mức khá: Đề xuất biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường; phát hiện, phản ánh, ngăn chặn, xử lí kịp thời các trường hợp vi phạm quy định về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường (nếu có);
+ Mức tốt: Là điển hình tiên tiến về thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường; chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và thực hiện trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.
Giáo viên tự đánh giá về xây dựng môi trường giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo chu kỳ ra sao?
Căn cứ Điều 11 Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy định về thời gian đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên như sau:
Chu kỳ đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên
1. Giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học.
2. Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học.
3. Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý của cơ quan quản lý cấp trên, nhà trường rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên.
Theo đó, giáo viên tại cơ sở giáo dục phổ thông tự đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo chu kỳ một lần trong môt năm.
Tiêu chí đánh giá về xây dựng môi trường giáo dục trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên thế nào? (Hình từ Internet)
Nội dung mô đun bồi dưỡng về xây dựng văn hóa nhà trường ra sao?
Theo quy định tại Mục 3 Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT, mô đun về xây dựng văn hóa nhà trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông được quy định như sau:
(1) Yêu cầu bồi dưỡng theo Chuẩn: xây dựng môi trường giáo dục.
(2) Nội dung chính của mô đun:
- Sự cần thiết của việc xây dựng văn hóa nhà trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
- Các giá trị cốt lõi và cách thức phát triển văn hóa nhà trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
- Một số biện pháp xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
(3) Thời gian thực hiện: 20 tiết học (8 tiết lý thuyết, 12 tiết thực hành)
(4) Yêu cầu cần đạt:
- Phân tích được sự cần thiết, giá trị cốt lõi (văn hóa ứng xử trong lớp học, trong nhà trường;...); Cách thức xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông;
- Vận dụng được một số biện pháp xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường; Vận dụng một số biện pháp xây dựng và phát triển mối quan hệ thân thiện của học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông;
Đồng thời tạo dựng bầu không khí thân thiện với đồng nghiệp trong thực hiện kế hoạch dạy học và giáo dục trong các cơ sở giáo dục phổ thông; Giáo dục về bảo tồn và phát huy văn hóa thể hiện được bản sắc vùng miền, dân tộc;...
- Hỗ trợ đồng nghiệp xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
- Top 10 Mẫu viết đoạn văn về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ hay nhất?
- Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ môn Ngữ văn lớp 7? Việc đánh giá học sinh lớp 7 có mục đích là gì?
- Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Văn 11 kèm đáp án? Trường THPT chuyên được ưu tiên những gì để bảo đảm chất lượng giáo dục?
- Công dân học tập vn đăng nhập hướng dẫn chi tiết? Kinh phí thực hiện xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 2030?
- Mẫu Kịch bản tổ chức lễ Noel cho trẻ mầm non? Các loại hình của cơ sở giáo dục mầm non hiện nay?
- Tổng hợp đề thi cuối kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 8 có đáp án? Hội đồng kỷ luật học sinh trong trường trung học cơ sở gồm những ai?
- Chi tiết đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 có đi kèm đáp án? Mục tiêu xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS là gì?
- Top 3 bộ đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 đi kèm đáp án? Học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Top mẫu viết đoạn kết thúc khác cho một câu chuyện đã đọc, đã nghe lớp 4? Học sinh tiểu học hay còn gọi là học sinh cấp mấy?
- Mẫu đề thi học kì 1 lớp 6 Tiếng Anh mới nhất? Học sinh trung học cơ sở học trong bao nhiêu năm?