Tiền thưởng danh hiệu của giáo viên tăng bao nhiêu khi tăng lương cơ sở 2,34 triệu?
Tiền thưởng danh hiệu của giáo viên tăng bao nhiêu khi tăng lương cơ sở 2,34 triệu?
Căn cứ tại Điều 54 Nghị định 98/2023/NĐ-CP, Điều 56 Nghị định 98/2023/NĐ-CP, Điều 58 Nghị định 98/2023/NĐ-CP, mức tiền thưởng danh hiệu thi đua được tính theo công thức:
Mức thưởng = Hệ số x mức lương cơ sở.
Theo đó, khi tăng lương cơ sở 30% từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, lúc này tiền thưởng danh hiệu mới như sau:
Danh hiệu | Hệ số thưởng | Mức tiền thưởng mới |
Lao động tiên tiến | 0,3 lần mức lương cơ sở | 702.000 đồng |
Chiến sĩ thi đua toàn quốc | 4,5 lần mức lương cơ sở | 10.530.000 đồng |
Chiến sĩ thi đua bộ, ban, ngành, tỉnh | 3,0 lần mức lương cơ sở; | 7.020.000 đồng |
Chiến sĩ thi đua cơ sở | 1,0 lần mức lương cơ sở; | 2.340.000 đồng |
Anh hùng Lao động | 15,5 lần mức lương cơ sở | 36.270.000 đồng |
Nhà giáo nhân dân | 12,5 lần mức lương cơ sở | 29.250.000 đồng |
Nhà giáo ưu tú | 9,0 lần mức lương cơ sở | 21.060.000 đồng |
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ | 3,5 lần mức lương cơ sở | 8.190.000 đồng |
Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh | 1,5 lần mức lương cơ sở | 3.510.000 đồng |
Giấy khen | 0,3 lần mức lương cơ sở | 702.000 đồng |
Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã | 0,15 lần mức lương cơ sở | 351.000 đồng |
Tiền thưởng danh hiệu của giáo viên tăng bao nhiêu khi tăng lương cơ sở 2,34 triệu? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng đối với nhà giáo như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 98/2023/NĐ-CP hướng dẫn việc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng đối với nhà giáo thực hiện theo nguyên tắc sau:
Thứ nhất, khen thưởng phải căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn và thành tích đạt được, không nhất thiết phải có hình thức khen thưởng mức thấp mới được khen thưởng mức cao hơn.
Thứ hai, cấp có thẩm quyền khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với các trường hợp đủ điều kiện, tiêu chuẩn, thủ tục, hồ sơ theo quy định.
Thứ ba, kết quả khen thưởng thành tích đột xuất, thi đua theo chuyên đề không dùng làm căn cứ để đề nghị cấp trên khen thưởng công trạng.
Thứ tư, chưa khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng cho cá nhân, tập thể trong thời gian cơ quan có thẩm quyền đang xem xét thi hành kỷ luật hoặc điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo, có vấn đề tham nhũng, tiêu cực được báo chí nêu đang được xác minh làm rõ.
Trường hợp cá nhân, tập thể bị kỷ luật, sau khi chấp hành xong thời gian kỷ luật, cá nhân, tập thể lập được thành tích thì thành tích khen thưởng được tính từ thời điểm chấp hành xong thời gian thi hành kỷ luật.
Thứ năm, thời gian nghỉ thai sản đối với cá nhân theo quy định được tính để xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
Thứ sáu, khi có nhiều cá nhân, tập thể cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lựa chọn cá nhân nữ hoặc tập thể có tỷ lệ nữ từ 70% trở lên để xét khen thưởng.
Thứ bảy, thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến đối với cá nhân là nữ lãnh đạo, quản lý được giảm 1/3 thời gian so với quy định chung.
Trường hợp cá nhân nữ lãnh đạo, quản lý thuộc đối tượng được quy định tuổi nghỉ hưu cao hơn thì thời gian để xét khen thưởng quá trình cống hiến thực hiện theo quy định chung.
Mẫu huy hiệu Nhà giáo nhân dân và nhà giáo ưu tú được quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 97 Nghị định 98/2023/NĐ-CP quy định về Mẫu huy hiệu Nhà giáo nhân dân và nhà giáo ưu tú như sau:
Mẫu huy hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”
1. Cuống huy hiệu: Chất liệu bằng đồng đỏ mạ vàng hợp kim Ni-Co, kích thước 28 mm x 15 mm; sơn màu đỏ cờ đối với huy hiệu “Nhà giáo nhân dân”, màu vàng đối với huy hiệu “Nhà giáo ưu tú”, viền ngoài màu vàng.
2. Thân huy hiệu: Hình tròn đường kính bằng 35 mm, ở giữa là cây bút và quyển vở trên nền màu xanh lá cây, hai bên có bông lúa vàng, phía trên có dòng chữ “Nhà giáo nhân dân” hoặc “Nhà giáo ưu tú” màu đỏ, phía dưới là dải lụa đỏ mang dòng chữ “Việt Nam” màu vàng; chất liệu bằng đồng đỏ mạ vàng hợp kim Ni-Co.
Như vậy, mẫu huy hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” sẽ có 2 phần:
- Cuống huy hiệu: Chất liệu bằng đồng đỏ mạ vàng hợp kim Ni-Co, kích thước 28 mm x 15 mm; sơn màu đỏ cờ đối với huy hiệu “Nhà giáo nhân dân”, màu vàng đối với huy hiệu “Nhà giáo ưu tú”, viền ngoài màu vàng.
- Thân huy hiệu: Hình tròn đường kính bằng 35 mm, ở giữa là cây bút và quyển vở trên nền màu xanh lá cây, hai bên có bông lúa vàng, phía trên có dòng chữ “Nhà giáo nhân dân” hoặc “Nhà giáo ưu tú” màu đỏ, phía dưới là dải lụa đỏ mang dòng chữ “Việt Nam” màu vàng; chất liệu bằng đồng đỏ mạ vàng hợp kim Ni-Co.
- Làm thế nào để phòng ngừa bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
- Điều kiện cơ sở vật chất trong bảo đảm an toàn thực phẩm trong trường học?
- Căn cứ xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật ngành giáo dục?
- Định luật bảo toàn cơ năng là gì? Công thức định luật bảo toàn cơ năng học ở lớp mấy?
- Điều kiện thành lập trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao công lập là gì?
- Công thức tính lực đẩy Acsimet là gì? Học sinh lớp 8 được chuyển trường khi nào?
- Địa điểm nào được Nguyễn Huệ chọn làm nơi quyết chiến với quân Xiêm? Quy tắc chung về ứng xử trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp là gì?
- Công thức hóa học của rượu là gì? Học sinh sử dụng rượu có phải là hành vi bị nghiêm cấm không?
- Công thức Heron là gì? Quy định độ tuổi học sinh THPT?
- Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh bao gồm những loại hình nào?