Thư viện trường phổ thông có nhiều cấp học cần có tiêu chuẩn thế nào?

Thực hiện đánh giá thư viện trường phổ thông có nhiều cấp học như thế nào? Thư viện trường phổ thông có nhiều cấp học cần có tiêu chuẩn như thế nào?

Thư viện trường phổ thông có nhiều cấp học cần có tiêu chuẩn như thế nào?

Căn cứ theo khoản 11 Điều 2 Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 16/2022/TT-BGDĐT thì có định nghĩa hoạt động thư viện là các hoạt động do thư viện tổ chức hoặc phối hợp tổ chức nhằm phục vụ nhu cầu của người sử dụng thư viện.

Đồng thời tại Điều 23 Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 16/2022/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn về hoạt động thư viện như sau:

Tiêu chuẩn về hoạt động thư viện
1. Tiêu chuẩn hoạt động thư viện Mức độ 1
Áp dụng theo các tiêu chuẩn hoạt động thư viện Mức độ 1 của cấp học cao nhất tại văn bản này.
2. Tiêu chuẩn hoạt động thư viện Mức độ 2
Thư viện trường phổ thông có nhiều cấp học đạt tiêu chuẩn hoạt động thư viện Mức độ 2 áp dụng theo các tiêu chuẩn hoạt động thư viện Mức độ 2 của cấp học cao nhất tại văn bản này.

Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 18 Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 16/2022/TT-BGDĐT thì thư viện của trường phổ thông có nhiều cấp học cần đáp ứng theo các tiêu chuẩn hoạt động thư viện Mức độ 1 của cấp học cao nhất tại văn bản này là cấp trung học theo như sau:

* Tiêu chuẩn hoạt động thư viện Mức độ 1

- Tra cứu và mượn trả tài nguyên thông tin

+ Hệ thống tra cứu tài nguyên thông tin được thực hiện trực tiếp tại thư viện, bảo đảm tra cứu dễ dàng, thuận tiện đồng thời có thể truy xuất được dữ liệu liên quan;

+ Hệ thống mượn trả được thực hiện theo hình thức dùng phiếu hoặc các hình thức phù hợp với điều kiện tổ chức của thư viện;

- Nội dung hoạt động thư viện

+ Các hoạt động giới thiệu, hướng dẫn thực hiện nội quy và sử dụng thư viện, bao gồm: Hướng dẫn người sử dụng thư viện tuân thủ các nội quy, hiểu các bảng biểu chỉ dẫn, ký hiệu; cách tìm kiếm, tra cứu danh mục, chọn lọc tài nguyên thông tin, truy cập dữ liệu (đối với thư viện có nguồn tài nguyên thông tin số) phù hợp với trình độ, nhu cầu đọc, học tập, nghiên cứu khoa học, nâng cao kiến thức, giải trí của học sinh và yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu của giáo viên;

+ Các hoạt động khuyến đọc, hình thành và phát triển thói quen đọc, bao gồm: Đọc sách tại thư viện, không gian mở và mượn sách về nhà; tổ chức tiết đọc tại thư viện với nhiều hình thức khác nhau, sắp xếp linh hoạt trong thời khóa biểu hoặc lồng ghép trong các hoạt động giáo dục khác; tổ chức tiết học tại thư viện được thực hiện theo từng môn học, hoạt động giáo dục hoặc liên môn; tổ chức ngày đọc sách, tuần đọc sách, đọc sách theo chủ đề, thi kể chuyện theo sách, viết về sách; tổ chức hoạt động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam hằng năm;

+ Các hoạt động hỗ trợ học tập, kết nối, bao gồm: Tra cứu theo chủ đề; viết, vẽ, tự làm sách, làm sách cùng tác giả, giao lưu cùng tác giả, họa sỹ, khách mời trong lĩnh vực sách thiếu niên; làm việc nhóm; tương tác giữa các khối lớp; tổ chức các câu lạc bộ, các nhóm chia sẻ sách, tài liệu về truyền thống, văn hóa và lịch sử địa phương;

+ Các hoạt động tương tác và phát triển nghiệp vụ cho giáo viên, bao gồm: Giới thiệu danh mục tài liệu phù hợp theo môn học hoặc chủ đề; tư vấn cho giáo viên trong việc sử dụng tài nguyên thông tin để thiết kế bài giảng;

- Liên thông thư viện: Thư viện trường trung học thực hiện liên thông thư viện theo quy định tại Điều 4 Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 16/2022/TT-BGDĐT.

*Thư viện trường phổ thông có nhiều cấp học đạt tiêu chuẩn hoạt động thư viện Mức độ 2 áp dụng theo các tiêu chuẩn hoạt động thư viện Mức độ 2 của cấp học cao nhất tại văn bản này là cấp trung học theo khoản 2 Điều 18 Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 16/2022/TT-BGDĐT.

Thư viện trường phổ thông có nhiều cấp học cần có tiêu chuẩn thế nào?

Thư viện trường phổ thông có nhiều cấp học cần có tiêu chuẩn thế nào? (Hình từ Internet)

Quản lý thư viện trường phổ thông có nhiều cấp học mức độ 1 sẽ như thế nào?

Căn cứ theo Điều 24 Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 16/2022/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn về hoạt động thư viện như sau:

Tiêu chuẩn về quản lý thư viện
1. Tiêu chuẩn quản lý thư viện Mức độ 1
Áp dụng theo các tiêu chuẩn quản lý thư viện Mức độ 1 của cấp học cao nhất tại văn bản này.
2. Tiêu chuẩn quản lý thư viện Mức độ 2
Thư viện trường phổ thông có nhiều cấp học đạt tiêu chuẩn quản lý thư viện Mức độ 2 áp dụng theo các tiêu chuẩn quản lý thư viện Mức độ 2 của cấp học cao nhất tại văn bản này.

Như vậy, quản lý thư viện trường phổ thông có nhiều cấp học mức độ 1 của cấp học cao nhất tại văn bản này là cấp trung học theo khoản 1 Điều 19 Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 16/2022/TT-BGDĐT.

Thực hiện đánh giá thư viện trường phổ thông có nhiều cấp học như thế nào?

Căn cứ Điều 25 Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 16/2022/TT-BGDĐT thì việc thực hiện đánh giá thư viện trường phổ thông có nhiều cấp học như sau:

- Nguyên tắc đánh giá thư viện

+ Bảo đảm tính khách quan, chính xác, trung thực, công khai, minh bạch, bình đẳng trong đánh giá thư viện trường mầm non, tiểu học, trung học và trường phổ thông có nhiều cấp học qua phương pháp thống kê, tính toán, thu thập số liệu tại các thư viện;

+ Đánh giá định kỳ vào cuối năm học.

- Các mức đánh giá thư viện

+ Thư viện đạt tiêu chuẩn Mức độ 1

Tất cả các tiêu chuẩn: Tài nguyên thông tin, cơ sở vật chất, thiết bị chuyên dùng, hoạt động thư viện, quản lý thư viện phải bảo đảm đạt tiêu chuẩn Mức độ 1 tại văn bản này;

+ Thư viện đạt tiêu chuẩn Mức độ 2

Tất cả các tiêu chuẩn: Tài nguyên thông tin, cơ sở vật chất, thiết bị chuyên dùng, hoạt động thư viện, quản lý thư viện phải bảo đảm đạt tiêu chuẩn Mức độ 2 tại văn bản này.

- Thư viện tự đánh giá

+ Báo cáo tự đánh giá hoạt động thư viện trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học cơ sở) do người làm công tác thư viện thực hiện, Hiệu trưởng kiểm tra, phê duyệt và gửi về phòng Giáo dục và Đào tạo đề nghị thẩm định và công nhận;

+ Báo cáo tự đánh giá hoạt động thư viện trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học phổ thông) do người làm công tác thư viện thực hiện, Hiệu trưởng kiểm tra, phê duyệt và gửi về sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị thẩm định và công nhận;

+ Thư viện tự đánh giá hoạt động hằng năm vào cuối năm học theo các quy định tại văn bản này và gửi báo cáo kết quả tự đánh giá về cơ quan quản lý giáo dục chậm nhất 60 ngày sau khi kết thúc năm học.

- Đánh giá và công nhận thư viện

+ Cơ quan quản lý giáo dục thực hiện đánh giá và công nhận thư viện đạt mức độ tiêu chuẩn theo một hoặc các phương thức sau:

++ Thông qua báo cáo kết quả tự đánh giá hoạt động của thư viện;

++ Trực tiếp đánh giá hoạt động tại thư viện;

++ Trực tuyến thông qua hệ thống phần mềm xử lý số liệu;

+ Đánh giá và công nhận thư viện trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học cơ sở) do phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện;

+ Đánh giá và công nhận thư viện trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học phổ thông) do sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện;

+ Chu kỳ đánh giá và công nhận thư viện là 05 năm.

- Kết quả đánh giá thư viện được sử dụng cho các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, công nhận đạt chuẩn quốc gia của các trường mầm non, tiểu học, trung học, trường phổ thông có nhiều cấp học và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

Trường phổ thông
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hội đồng trường của trường phổ thông tư thục là gì? Cơ cấu tổ chức trường phổ thông tư thục như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú có phải đóng học phí không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường phổ thông dân tộc bán trú là trường gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường phổ thông dân tộc nội trú tuyển sinh theo phương thức như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường phổ thông dân tộc nội trú có chương trình giáo dục như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường phổ thông năng khiếu thể dục thể thao là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường phổ thông năng khiếu thể thao có phải là trường chuyên biệt hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thư viện trường phổ thông có nhiều cấp học cần có tiêu chuẩn thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là gì?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 299

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;