Thủ tục cử đi học nước ngoài năm 2025 mới nhất theo Thông tư 20?
Thủ tục cử đi học nước ngoài năm 2025 mới nhất theo Thông tư 20?
Căn cứ Điều 16 Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 20/2024/TT-BGDDT (văn bản có hiệu lực từ 14/01/2025) quy định về thủ tục cử đi học nước ngoài như sau:
(1) Hồ sơ cử đi học nước ngoài
Ứng viên đã được tuyển chọn đi học nước ngoài hoàn thiện thủ tục cử đi học sau khi nhận được văn bản tiếp nhận đào tạo chính thức từ cơ sở giáo dục nước ngoài. Ngoài hồ sơ dự tuyển đã nộp, hồ sơ đi học nước ngoài cần bổ sung thêm các loại giấy tờ quy định tại Phụ lục 2 Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGDĐT.
(2) Quy trình xử lý hồ sơ đi học nước ngoài
- Đối với ứng viên đang công tác tại cơ quan, đơn vị, địa phương được tuyển chọn đi học theo các chương trình học bổng ngân sách nhà nước, Cục Hợp tác quốc tế gửi văn bản thông báo kết quả tiếp nhận của cơ sở giáo dục nước ngoài, thông tin về quy định, chế độ học bổng đến ứng viên, cơ quan quản lý trực tiếp của ứng viên và ra quyết định cử đi học khi có văn bản của cơ quan quản lý trực tiếp đồng ý cử ứng viên đi học nước ngoài;
- Đối với ứng viên đang công tác tại cơ quan, đơn vị, địa phương được tuyển chọn đi học theo học bổng do phía nước ngoài đài thọ, Cục Hợp tác quốc tế gửi văn bản thông báo kết quả trúng tuyển đến ứng viên và cơ quan quản lý trực tiếp của ứng viên để giải quyết thủ tục đi học nước ngoài;
- Đối với ứng viên chưa có cơ quan công tác, Cục Hợp tác quốc tế ra quyết định cử đi học nước ngoài.
(3) Thời hạn giải quyết
Thời hạn giải quyết thủ tục cử người đi học ở nước ngoài tối đa là 30 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận kết quả cấp học bổng của phía nước ngoài (nếu có) và nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.
Tải về Thông tư 20/2024/TT-BGDDT (văn bản có hiệu lực từ 14/01/2025)
Thủ tục cử đi học nước ngoài năm 2025 mới nhất theo Thông tư 20? (Hình từ Internet)
Phương thức tuyển sinh ứng viên đi học nước ngoài là gì?
Căn cứ Điều 6 Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGDĐT quy định về phương thức tuyển sinh ứng viên đi học nước ngoài như sau:
- Tuyển sinh đi học nước ngoài được thực hiện theo một trong các phương thức: xét tuyển; hoặc kết hợp giữa xét tuyển và thi tuyển.
- Căn cứ quy định của từng chương trình học bổng, đơn vị chủ trì tuyển sinh thống nhất ý kiến bằng văn bản với các đơn vị liên quan quyết định phương thức tuyển sinh đi học nước ngoài.
Hồ sơ dự tuyển đi học nước ngoài bao gồm những gì?
Căn cứ Điều 9 Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BGDĐT quy định về hồ sơ dự tuyển đi học nước ngoài như sau:
Hồ sơ dự tuyển
Hồ sơ dự tuyển đi học ở nước ngoài thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 86/2021/NĐ-CP.
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 86/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ dự tuyển cử công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập bao gồm:
- Công văn của cơ quan quản lý trực tiếp cử dự tuyển (đối với trường hợp có cơ quan công tác);
- Cam kết thực hiện trách nhiệm của người được cử đi dự tuyển theo yêu cầu của cơ quan quản lý trực tiếp (đối với trường hợp có cơ quan công tác);
- Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận của cơ quan quản lý trực tiếp (đối với trường hợp có cơ quan công tác) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú (đối với trường hợp không có cơ quan công tác);
- Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ chuyên môn, ngoại ngữ đáp ứng quy định của chương trình học bổng;
- Giấy khám sức khỏe của cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác nhận đủ điều kiện đi học nước ngoài;
- Các giấy tờ khác (nếu có) theo yêu cầu của chương trình học bổng và cơ quan cử đi học.
Ứng viên đi học nước ngoài có được xin rút không đi học nữa không?
Căn cứ Điều 6 Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BGDĐT quy định về ứng viên xin rút không đi học như sau:
Ứng viên xin rút không đi học
1. Ứng viên đã được tuyển chọn nhưng không đi học phải có thông báo gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan quản lý trực tiếp (nếu có).
2. Ứng viên đã được tuyển chọn đi học nước ngoài nhưng không đi học sẽ không được đăng ký dự tuyển các chương trình học bổng do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý trong thời gian 01 năm kể từ ngày thông báo không đi học, trừ trường hợp có lý do bất khả kháng sẽ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định.
Như vậy, ứng viên đi học nước ngoài được phép xin rút không đi học nữa nhưng phải có thông báo gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan quản lý trực tiếp (nếu có), đồng thời sẽ không được đăng ký dự tuyển các chương trình học bổng do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý trong thời gian 01 năm kể từ ngày thông báo không đi học, trừ trường hợp có lý do bất khả kháng.
- Hướng dẫn tổ chức giờ ăn đối với học sinh tiểu học?
- Điều kiện giáo viên nước ngoài dạy ngoại ngữ trong trường mầm non?
- Hướng dẫn xử lý khi xảy ra bạo lực học đường?
- Vì sao nói Công xã Paris là nhà nước kiểu mới? Lớp học Lịch sử của học sinh lớp 8 được tổ chức thế nào?
- Mẫu văn tả chú bộ đội lớp 5 ngắn gọn hay nhất? Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học lớp 5 như thế nào?
- Top các mẫu đoạn văn về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe? Học sinh lớp 3 được quyền chọn trường học không?
- Top 10 Mẫu viết đoạn văn về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ hay nhất?
- Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ môn Ngữ văn lớp 7? Việc đánh giá học sinh lớp 7 có mục đích là gì?
- Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Văn 11 kèm đáp án? Trường THPT chuyên được ưu tiên những gì để bảo đảm chất lượng giáo dục?
- Công dân học tập vn đăng nhập hướng dẫn chi tiết? Kinh phí thực hiện xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 2030?