Thủ tục cho phép hoạt động giáo dục cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài như thế nào?
- Thủ tục cho phép hoạt động giáo dục giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài như thế nào?
- Hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài gồm những gì?
- Bổ sung, điều chỉnh quyết định cho phép hoạt động giáo dục cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài?
Thủ tục cho phép hoạt động giáo dục giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài như thế nào?
Căn cứ tại Điều 48 Nghị định 86/2018/NĐ-CP thì thủ tục cho phép hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Nhà đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bước 2: Xem xét, quyết định cho phép hoạt động
Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định các điều kiện theo quy định để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép hoạt động.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư.
Trường hợp cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện để hoạt động, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lời bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.
Thủ tục cho phép hoạt động giáo dục cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 46 Nghị định 86/2018/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài gồm:
- Đơn đăng ký hoạt động giáo dục theo Mẫu số 16 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 86/2018/NĐ-CP.
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của quyết định cho phép thành lập đối với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài; bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài.
- Quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục.
- Báo cáo tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tình hình góp vốn, vay vốn, tổng số vốn đầu tư đã thực hiện.
- Báo cáo giải trình về việc cơ sở giáo dục đại học đã đáp ứng các nội dung quy định tại các Điều 35, 36, 37 và 38 Nghị định 86/2018/NĐ-CP về cơ sở vật chất thiết bị, chương trình giáo dục, đội ngũ nhà giáo, vốn đầu tư, đồng thời gửi kèm:
+ Danh sách hiệu trưởng (giám đốc), phó hiệu trưởng (phó giám đốc), trưởng các khoa, phòng, ban và kế toán trưởng.
+ Danh sách và lý lịch cá nhân của cán bộ, giáo viên, giảng viên (cơ hữu, thỉnh giảng);
+ Mô tả cấp học, trình độ đào tạo, ngành đào tạo;
+ Chương trình, kế hoạch giảng dạy, tài liệu học tập, danh mục sách giáo khoa và tài liệu tham khảo chính;
+ Đối tượng tuyển sinh, quy chế và thời gian tuyển sinh;
+ Quy chế đào tạo;
+ Quy mô đào tạo (học sinh, sinh viên, học viên);
+ Các quy định về học phí và các loại phí liên quan;
+ Quy định về kiểm tra, đánh giá, công nhận hoàn thành chương trình môn học, mô đun, trình độ đào tạo;
+ Mẫu văn bằng, chứng chỉ sẽ được sử dụng.
Bổ sung, điều chỉnh quyết định cho phép hoạt động giáo dục cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài?
Căn cứ Điều 49 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định việc bổ sung, điều chỉnh quyết định cho phép hoạt động giáo dục thực hiện như sau;
- Người có thẩm quyền quyết định cho phép hoạt động giáo dục thì có thẩm quyền quyết định bổ sung, điều chỉnh hoạt động giáo dục.
Trong đó, người có thẩm quyền cho phép cơ sở giáo dục đại học hoạt động giáo dục là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Trường hợp cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu bổ sung, điều chỉnh các nội dung quyết định cho phép hoạt động giáo dục, hồ sơ gồm đơn đề nghị trong đó có nội dung và lý do bổ sung, điều chỉnh kèm theo các giấy tờ quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 46 Nghị định 86/2018/NĐ-CP.
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Nghị định 86/2018/NĐ-CP, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định theo quy định, trình cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 47 Nghị định 86/2018/NĐ-CP xem xét, quyết định.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư.
Trường hợp cơ sở giáo dục đại học chưa đủ điều kiện để bổ sung, điều chỉnh quyết định cho phép hoạt động giáo dục, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản trả lời, trong đó nêu rõ lý do.
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?
- Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội nổi bật về sự kiên trì là chìa khóa thành công? Chương trình môn Ngữ văn lớp 7 có yêu cần đạt gì về Viết?