Thủ tục biệt phái giáo viên là viên chức thực hiện như thế nào?
Biệt phái giáo viên là viên chức là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 36 Luật Viên chức 2010 quy định về việc biệt phái viên chức như sau:
Biệt phái viên chức
1. Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.
Theo đó, biệt phái giáo viên là viên chức là việc giáo viên của đơn vị sự nghiệp công lập này (cơ sở giáo dục công lập) được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định.
Thủ tục biệt phái giáo viên là viên chức thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy định chung về biệt phái giáo viên là viên chức như thế nào?
Căn cứ tại Điều 36 Luật Viên chức 2010 quy định về việc biệt phái viên chức nói chung và giáo viên nói riêng:
Biệt phái viên chức
1. Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.
2. Thời hạn cử biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.
3. Viên chức được cử biệt phái phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến.
4. Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.
5. Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
6. Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.
7. Không thực hiện biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Theo đó, biệt phái giáo viên là viên chức phải tuân thủ một số quy định sau:
- Thời hạn cử biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.
- Giáo viên được cử biệt phái phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến.
- Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.
- Giáo viên được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
- Hết thời hạn biệt phái, giáo viên trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử giáo viên biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho giáo viên hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ..
- Không thực hiện biệt phái giáo viên nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Trình tự, thủ tục biệt phái giáo viên là viên chức thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 27 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP như sau:
Biệt phái viên chức
...
5. Trình tự, thủ tục biệt phái viên chức:
a) Bước 1: Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi tiếp nhận viên chức biệt phái;
b) Bước 2: Gặp viên chức để trao đổi về chủ trương biệt phái và yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;
c) Bước 3: Trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
6. Viên chức biệt phái được hưởng quyền lợi quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 36 Luật Viên chức. Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái có chế độ, chính sách đặc thù thì ngoài lương và các quyền lợi khác do cơ quan, đơn vị cử viên chức biệt phái chi trả, viên chức còn được hưởng các chế độ, chính sách đặc thù do cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi nhận biệt phái chi trả.
Theo đó, trình tự, thủ tục biệt phái giáo viên là viên chức thực hiện theo 03 bước sau:
- Bước 1: Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi tiếp nhận giáo viên biệt phái;
- Bước 2: Gặp giáo viên để trao đổi về chủ trương biệt phái và yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;
- Bước 3: Trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Mẫu lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo Cóc kiện Trời? Học sinh lớp 3 phải biết đọc diễn cảm câu chuyện?
- Top 5 bài thơ lục bát về mùa xuân ngắn gọn? Học sinh trung học cơ sở được lên lớp khi nào?
- Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Văn 2024 ngày 1? Học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia có những quyền lợi gì?
- Top 3 mẫu viết đoạn văn ngắn về Tết bằng Tiếng Anh lớp 6? Môn Tiếng Anh lớp 6 có mục tiêu cụ thể là gì?
- 20 chứng chỉ được miễn thi Ngoại ngữ tốt nghiệp THPT 2025?
- Những điểm mới trong Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025? Công nhận tốt nghiệp THPT được quy định thế nào?
- Mẫu bài tập tổng hợp hình học lớp 8 chi tiết nhất? Học sinh lớp 8 đạt danh hiệu Học sinh Xuất sắc khi nào?
- Top mẫu bài cảm nhận về nhân vật Huấn Cao chọn lọc nhất? Các ngữ liệu cụ thể mà học sinh lớp 11 được học trong môn Ngữ văn là gì?
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông? Yêu cầu cần đạt đối với nội dung thủy quyển trong môn Địa lí lớp 10?
- Mẫu văn nghị luận về ý nghĩa của phát ngôn có trách nhiệm trong giao tiếp xã hội hiện nay hay nhất?