Thông tin chung nào về cơ sở giáo dục sẽ được công khai?
Thông tin chung nào về cơ sở giáo dục sẽ được công khai?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT quy định về việc công khai thông tin chung về cơ sở giáo dục thì những thông tin chung về trường trung học cơ sở sau đây sẽ được công khai gồm:
Thông tin chung về cơ sở giáo dục
(1) Tên cơ sở giáo dục (bao gồm tên bằng tiếng nước ngoài, nếu có).
(2) Địa chỉ trụ sở chính và các địa chỉ hoạt động khác của cơ sở giáo dục, điện thoại, địa chỉ thư điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục (sau đây gọi chung là cổng thông tin điện tử).
(3) Loại hình của cơ sở giáo dục, cơ quan/ tổ chức quản lý trực tiếp hoặc chủ sở hữu; tên nhà đầu tư thành lập cơ sở giáo dục, thuộc quốc gia/ vùng lãnh thổ (đối với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài); danh sách tổ chức và cá nhân góp vốn đầu tư (nếu có).
(4) Sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu của cơ sở giáo dục.
(5) Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của cơ sở giáo dục.
(6) Thông tin người đại diện pháp luật hoặc người phát ngôn hoặc người đại diện để liên hệ, bao gồm: Họ và tên, chức vụ, địa chỉ nơi làm việc; số điện thoại, địa chỉ thư điện tử.
(7) Tổ chức bộ máy:
- Quyết định thành lập, cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục (nếu có);
- Quyết định công nhận hội đồng trường, chủ tịch hội đồng trường và danh sách thành viên hội đồng trường;
- Quyết định điều động, bổ nhiệm, công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giám đốc, phó giám đốc hoặc thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ sở giáo dục;
- Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục và của các đơn vị thuộc, trực thuộc, thành viên (nếu có); sơ đồ tổ chức bộ máy của cơ sở giáo dục;
- Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị thuộc, trực thuộc, thành viên (nếu có);
- Họ và tên, chức vụ, điện thoại, địa chỉ thư điện tử, địa chỉ nơi làm việc, nhiệm vụ, trách nhiệm của lãnh đạo cơ sở giáo dục và lãnh đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc, thành viên của cơ sở giáo dục (nếu có).
(8) Các văn bản khác của cơ sở giáo dục: Chiến lược phát triển của cơ sở giáo dục; quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ sở giáo dục; các nghị quyết của hội đồng trường; quy định về quản lý hành chính, nhân sự, tài chính; chính sách thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; kế hoạch và thông báo tuyển dụng của cơ sở giáo dục và các quy định, quy chế nội bộ khác (nếu có).
Mục đích của việc công khai hoạt động của cơ sở giáo dục nhằm mục đích gì?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT, quy định về mục đích của công khai như sau:
Mục đích của công khai
1. Minh bạch các thông tin có liên quan của cơ sở giáo dục để nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động, người học, gia đình người học và xã hội biết, tham gia giám sát hoạt động của cơ sở giáo dục.
2. Tăng cường trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục.
Như vậy, mục đích của việc công khai hoạt động của cơ sở giáo dục nhằm minh bạch các thông tin có liên quan và tăng cường trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục.
Thông tin chung nào về cơ sở giáo dục sẽ được công khai? (Hình từ Internet)
Hoạt động thu chi tài chính của cơ sở giáo dục được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT, có quy định về các hoạt động thu chi tài chính như sau:
- Tình hình tài chính của cơ sở giáo dục trong năm tài chính trước liền kề thời điểm báo cáo theo quy định pháp luật, trong đó có cơ cấu các khoản thu, chi hoạt động như sau:
+ Các khoản thu phân theo: Nguồn kinh phí (ngân sách nhà nước, hỗ trợ của nhà đầu tư; học phí, lệ phí và các khoản thu khác từ người học; kinh phí tài trợ và hợp đồng với bên ngoài; nguồn thu khác) và loại hoạt động (giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; hoạt động khác);
+ Các khoản chi phân theo: Chi tiền lương và thu nhập (lương, phụ cấp, lương tăng thêm và các khoản chi khác có tính chất như lương cho giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên,...); chi cơ sở vật chất và dịch vụ (chi mua sắm, duy tu sửa chữa, bảo dưỡng và vận hành cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuê mướn các dịch vụ phục vụ trực tiếp cho hoạt động giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, phát triển đội ngũ,...); chi hỗ trợ người học (học bổng, trợ cấp, hỗ trợ sinh hoạt, hoạt động phong trào, thi đua, khen thưởng,...); chi khác.
- Các khoản thu và mức thu đối với người học, bao gồm: học phí, lệ phí, tất cả các khoản thu và mức thu ngoài học phí, lệ phí (nếu có) trong năm học và dự kiến cho từng năm học tiếp theo của cấp học hoặc khóa học của cơ sở giáo dục trước khi tuyển sinh, dự tuyển.
- Chính sách và kết quả thực hiện chính sách hằng năm về trợ cấp và miễn, giảm học phí, học bổng đối với người học.
- Số dư các quỹ theo quy định, kể cả quỹ đặc thù (nếu có).
- Các nội dung công khai tài chính khác thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính, ngân sách, kế toán, kiểm toán, dân chủ cơ sở.
- Khai bút đầu năm là gì? Khai bút đầu năm 2025 nên viết gì? Năm học 2024 2025 đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư nào?
- Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy nghĩa là gì?
- Danh sách thí sinh vào Vòng bán kết Bảng B Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Chính thức: Kết quả vào Vòng bán kết Bảng A Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Công thức tính hình trụ là gì? Công thức tính hình trụ được học ở chương trình lớp mấy?
- 3+ Tả cảnh quê hương em những ngày đầu xuân năm mới? Nội dung văn bản văn học của ngữ liệu môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- Top 3+ dàn ý tả mẹ lớp 5? Sách giáo khoa học sinh tiểu học do ai quyết định lựa chọn?
- 20+ câu chúc tết hay cho khách hàng đối tác ý nghĩa?
- 8+ viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- 12+ mở bài nghị luận xã hội về tuổi trẻ hay và ngắn gọn? Quyền của học sinh lớp 12 tại trường học ra sao?