Thời hạn hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài là bao lâu?
Thời hạn hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài là bao lâu?
Căn cứ tại Điều 30 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về thời hạn hoạt động như sau:
Thời hạn hoạt động
Thời hạn hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không quá 50 năm, tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhưng không dài hơn thời hạn thuê đất.
Như vậy, cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài có thời hạn hoạt động tối đa không quá 50 năm. Thời hạn được tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhưng không dài hơn thời hạn thuê đất.
Thời hạn hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài là bao lâu? (Hình từ Internet)
Có mấy loại hình cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài?
Căn cứ tại Điều 28 Nghị định 86/2018/NĐ-CP thì có 04 loại hình cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, gồm:
- Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.
- Cơ sở giáo dục mầm non.
- Cơ sở giáo dục phổ thông (trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học).
- Cơ sở giáo dục đại học.
- Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Trình tự cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài như thế nào?
Căn cứ tại Điều 31 Nghị định 86/2018/NĐ-CP thì trình tự cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài như sau:
(1). Việc cho phép thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo trình tự sau đây:
Bước 1: Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
Bước 2: Cấp quyết định cho phép hoạt động giáo dục và thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp phép.
(2). Việc cho phép cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ được phép hoạt động tại Việt Nam thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện theo trình tự sau đây:
Bước 1: Cấp quyết định cho phép thành lập;
Bước 2: Cấp quyết định cho phép hoạt động giáo dục và thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp phép.
(3). Việc cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo trình tự sau đây:
Bước 1: Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
Bước 2: Cấp quyết định cho phép thành lập;
Bước 3: Cấp quyết định cho phép hoạt động giáo dục và thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp phép.
(4). Việc cho phép mở phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo trình tự sau đây:
Bước 1: Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
Bước 2:Cấp quyết định cho phép thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học;
Bước 3: Cấp quyết định cho phép hoạt động và thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp phép.
Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ tại Điều 32 Nghị định 86/2018/NĐ-CP thì cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài có quyền và nghĩa vụ như sau:
- Được bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; hoạt động và chịu sự quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Thực hiện công khai cam kết về chất lượng giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục và thu, chi tài chính. Chịu trách nhiệm bồi hoàn cho người học các khoản chi phí người học đã nộp trong trường hợp cung cấp chương trình đào tạo không bảo đảm chất lượng giáo dục như cam kết.
- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người học, cán bộ, giảng viên, giáo viên và người lao động trong trường hợp chấm dứt hoặc buộc phải chấm dứt hoạt động trước thời hạn.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam tại cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài.
- Trước ngày 30 tháng 11 hàng năm, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp về tình hình phát triển toàn diện của cơ sở và giải trình đầy đủ khi được cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu.
Báo cáo bao gồm các nội dung chính:
Việc thực hiện quyết định cho phép hoạt động, cơ cấu tổ chức, giáo viên, giảng viên, số lượng tuyển sinh, công tác tổ chức giảng dạy và học tập, kết quả học tập của học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, số lượng tốt nghiệp, tỷ lệ tốt nghiệp, văn bằng được cấp, báo cáo tài chính, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình triển khai, đề xuất, kiến nghị. Việc báo cáo thực hiện bằng hình thức trực tuyến và văn bản.
- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Tháng 12 Tiếng anh là gì? Hỏi và trả lời về ngày tháng là năng lực giao tiếp cấp mấy?
- Tích tụ tư bản là gì? Bản chất, nguồn gốc, hệ quả của tích tụ tư bản là gì? Triết học Mác - Lênin có phải là một học bắt buộc?
- Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài ngắn nhất? Điều kiện học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS?
- Học sinh lớp 12 được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày trong năm học 2024 2025? Học sinh lớp 12 không được xét tốt nghiệp khi nào?
- Tháng 12 này có bao nhiêu ngày? Giáo viên THCS có xin nghỉ phép không lương trong tháng 12 này được không?
- Mẫu viết đoạn văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em trong mùa hè vừa qua lớp 8? Mục tiêu của môn Ngữ văn lớp 8?
- Mẫu đoạn văn kể về gia đình của em lớp 6 chọn lọc hay nhất? Học sinh lớp 6 được học các môn tự chọn nào?
- Lịch Sử lớp 12 tóm tắt Liên Xô và Đông Âu 1945-1970 đầy đủ và chi tiết? Quan điểm xây dựng chương trình môn lịch sử lớp 12 như thế nào?
- Ý nghĩa của bài đọc Nhím nâu kết bạn? Chương trình giáo dục môn Tiếng Việt học sinh lớp 2 góp phần xây dựng mục tiêu chung ra sao?
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội về trí tuệ nhân tạo? Học sinh lớp mấy bước đầu viết bài văn nghị luận xã hội?