Thời gian làm việc trong ngành của Sinh viên sư phạm được xác định như thế nào?
Thời gian làm việc trong ngành của Sinh viên sư phạm được xác định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 2 Nghị định 116/2020/NĐ-CP thì:
Sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp công tác trong ngành giáo dục, bao gồm:
- Giáo viên, giảng viên làm nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu hoặc chuyên môn, viên chức làm công tác quản lý trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo dục khác được cấp có thẩm quyền cho phép thành lập, các cơ quan nghiên cứu khoa học về giáo dục và đào tạo;
- Công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục theo quy định của Nghị định quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.
- Thẩm quyền xác nhận thời gian làm việc trong ngành giáo dục là thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 116/2020/NĐ-CP .
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại điểm a, b khoản 1, khoản 2 Điều 6 Nghị định 116/2020/NĐ-CP thì:
- Đối tượng phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt gồm:
+ Sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách không công tác trong ngành giáo dục sau 02 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp;
+ Sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách và công tác trong ngành giáo dục nhưng không đủ thời gian công tác theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định 116/2020/NĐ-CP;
+ Sinh viên sư phạm được hưởng chính sách đang trong thời gian đào tạo nhưng chuyển sang ngành đào tạo khác, tự thôi học, không hoàn thành chương trình đào tạo hoặc bị kỷ luật buộc thôi học.
- Đối tượng không phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt gồm:
+ Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp, sinh viên sư phạm công tác trong ngành giáo dục và có thời gian công tác tối thiểu gấp hai lần thời gian đào tạo tính từ ngày được tuyển dụng;
+ Sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp đang công tác trong ngành giáo dục, nhưng chưa đủ thời gian theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định 116/2020/NĐ-CP và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều động bố trí công tác ngoài ngành giáo dục;
+ Sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp tiếp tục được cơ quan đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc đấu thầu cử đi đào tạo giáo viên trình độ cao hơn và tiếp tục công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định 116/2020/NĐ-CP.
Như vậy, theo những quy định trên thì thời gian làm việc trong ngành giáo dục của sinh viên sư phạm được hỗ trợ học phí sẽ dựa theo thời gian đóng BHXH bắt buộc khi sinh viên ra trường và công tác trong ngành giáo dục.
Lưu ý: Trường hợp sinh viên sư phạm đã có thời hạn công tác 2 năm nhưng thời gian công tác tối thiểu gấp hai lần thời gian đà tạo tính từ ngày được tuyển dụng thì không được hỗ trợ học phí.
Thời gian làm việc trong ngành của Sinh viên sư phạm được xác định như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Xác định thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt của sinh viên sư phạm thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 116/2020/NĐ-CP quy định:
Mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ
1. Mức hỗ trợ:
a) Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học;
b) Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.
2. Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt được xác định theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định, nhưng không quá 10 tháng/năm học. Trong trường hợp tổ chức giảng dạy theo học chế tín chỉ, cơ sở đào tạo giáo viên có thể quy đổi mức hỗ trợ cho phù hợp với học chế tín chỉ. Tổng kinh phí hỗ trợ của cả khóa học theo học chế tín chỉ không vượt quá mức hỗ trợ quy định cho khóa học theo năm học.
Như vậy, thời gian sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí là số tháng thực tế học tập tại trường, nhưng không quá 10 tháng/năm học.
Lưu ý: Trường hợp tổ chức giảng dạy theo học chế tín chỉ, cơ sở đào tạo giáo viên có thể quy đổi mức hỗ trợ cho phù hợp với học chế tín chỉ. Tổng kinh phí hỗ trợ của cả khóa học theo học chế tín chỉ không vượt quá mức hỗ trợ quy định cho khóa học theo năm học.
Công thức tính chi phí bồi hoàn của sinh viên sư phạm là gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 116/2020/NĐ-CP, công thức tính chi phí bồi hoàn như sau:
S = (F / T1) x (T1 -T2)
Trong đó:
- S là chi phí bồi hoàn;
- F là khoản học phí và chi phí sinh hoạt được nhà nước hỗ trợ;
- T1 là tổng thời gian làm việc trong ngành giáo dục theo quy định tính bằng số tháng làm tròn;
- T2 là thời gian đã làm việc trong ngành giáo dục được tính bằng số tháng làm tròn.
- 100+ Lời chúc, câu danh ngôn, tục ngữ khai bút đầu xuân 2025? Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục như thế nào?
- 5+ Mẫu viết bài văn nghị luận khoảng 400 chữ về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm?
- Phương thức tuyển sinh 2025 của trường Đại học Sư phạm Hà Nội có gì mới?
- 15+ bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025 hay, chọn lọc? Mục tiêu giáo dục là gì?
- 3+ Kể một chuyến về thăm quê dịp Tết Nguyên Đán 2025? Đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 6 mức khá thì điểm trung bình môn là bao nhiêu?
- Thuyết minh về một lễ hội truyền thống ở quê hương em? Học sinh lớp 7 có được phép sử dụng máy tính laptop trong khi học không?
- Bảng lương giáo viên tiểu học 2025 theo Nghị quyết 159 như thế nào?
- Top 3+ tả cây bóng mát lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 là gì?
- Top 8 mẫu Phân tích một yếu tố phá cách trong Bảo kính cảnh giới 150 từ? Kiến thức tiếng Việt môn Ngữ văn lớp 10 có gì?
- Khai bút đầu năm là gì? Khai bút đầu năm 2025 nên viết gì? Năm học 2024 2025 đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư nào?