Thời gian khóa học trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng ra sao?
Thời gian khóa học trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH quy định về thời gian khóa học trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng như sau:
- Thời gian khoá học được thiết kế đối với chương trình đào tạo trình độ cao đẳng từ 02 đến 03 năm học và phải đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu 60 tín chỉ.
- Thời gian khoá học được thiết kế đối với chương trình đào tạo trình độ trung cấp từ 01 đến 02 năm học và phải đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu 35 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, tối thiểu 50 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp căn cứ yêu cầu của ngành, nghề đào tạo để quy định nội dung học tập đối với 15 tín chỉ chênh lệch cho đối tượng tốt nghiệp trung học cơ sở, đảm bảo người học có kiến thức cơ bản để tiếp thu được các nội dung chuyên môn của ngành, nghề đào tạo.
- Thời gian khóa học đối với người học được miễn trừ hoặc bảo lưu kết quả học tập do đã học được giảm trừ tương ứng với thời gian học các nội dung được miễn trừ, bảo lưu.
- Thời gian khóa học bao gồm thời gian học tập và thời gian cho các hoạt động chung, trong đó:
Thời gian học tập bao gồm: thời gian thực học và thời gian thi, kiểm tra kết thúc môn học, mô đun; thời gian ôn và thi tốt nghiệp đối với đào tạo theo niên chế. Trong đó, thời gian thực học là thời gian học sinh, sinh viên nghe giảng trên lớp, thời gian thí nghiệm, thảo luận, thực hành, thực tập hoặc học theo phương pháp tích hợp giữa lý thuyết và thực hành tại nơi thực hành.
Thời gian cho các hoạt động chung bao gồm: khai giảng, bế giảng, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học; thời gian nghỉ hè, lễ, tết, lao động và dự phòng.
- Thời gian học lý thuyết và thời gian thực hành, thực tập, thí nghiệm tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ sau:
Đối với trình độ trung cấp: lý thuyết chiếm từ 25% - 45%; thực hành, thực tập, thí nghiệm từ 55% - 75% thời lượng của chương trình.
Đối với trình độ cao đẳng: lý thuyết chiếm từ 30% - 50%; thực hành, thực tập, thí nghiệm từ 50% - 70% thời lượng của chương trình.
- Thời gian kiểm tra, thi lý thuyết tính vào giờ lý thuyết; thời gian kiểm tra, thi thực hành, tích hợp tính vào giờ thực hành.
- Thời gian khóa học đối với chương trình đào tạo các ngành, nghề trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao có tính chất đặc thù do Chính phủ quy định.
Thời gian khóa học trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng ra sao? (Hình từ Internet)
Một tín chỉ được quy định tối thiểu bằng bao nhiêu giờ học lý thuyết chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Thời gian khóa học và đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo
...
2. Đơn vị thời gian và quy đổi thời gian trong chương trình đào tạo
Thời gian học tập được tính bằng giờ và quy đổi ra tín chỉ để xác định khối lượng học tập tối thiểu theo quy định của Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo được tính quy đổi như sau:
a) Một giờ học lý thuyết là 45 phút, một giờ học thực hành/tích hợp/thực tập là 60 phút.
b) Một tín chỉ được quy định tối thiểu bằng 15 giờ học lý thuyết; hoặc bằng 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận; hoặc bằng 45 giờ thực tập, làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án, khóa luận tốt nghiệp. Thời gian người học tự học, tự chuẩn bị có hướng dẫn là điều kiện cần để người học có thể tiếp thu được kiến thức, kỹ năng của nghề nhưng không được tính để quy đổi ra tín chỉ trong chương trình đào tạo.
...
Vậy, một tín chỉ được quy định tối thiểu bằng 15 giờ học lý thuyết đối với chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng.
Yêu cầu về giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng ra sao?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH, yêu cầu về giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng như sau:
- Tuân thủ mục tiêu, yêu cầu, nội dung của chương trình đào tạo và các môn học, mô đun trong chương trình.
- Bảo đảm tính chính xác, hệ thống, tính sư phạm; bảo đảm sự cân đối, phù hợp giữa các nội dung chuyên môn và các hình vẽ, bản vẽ, sơ đồ minh họa.
- Nội dung kiến thức, kỹ năng, yêu cầu về năng lực của người học phải đảm bảo mục tiêu của từng chương, bài trong mỗi môn học, mô đun.
- Kết thúc mỗi chương, bài phải có hệ thống câu hỏi, bài tập và phương pháp kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng của người học; giáo trình phải có danh mục tài liệu tham khảo; tài liệu tham khảo phải có nguồn gốc rõ ràng.
- Trình bày ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu; sử dụng thuật ngữ chuyên môn nghề nghiệp phổ biến, nhất quán; các hình vẽ, bản vẽ, sơ đồ minh họa phải làm sáng tỏ các kiến thức, kỹ năng.
- Đảm bảo phù hợp với trang thiết bị, nguồn học liệu và các phương pháp, phương tiện dạy học khác.
- 3+ Kể một chuyến về thăm quê dịp Tết Nguyên Đán 2025? Đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 6 mức khá thì điểm trung bình môn là bao nhiêu?
- Thuyết minh về một lễ hội truyền thống ở quê hương em? Học sinh lớp 7 có được phép sử dụng máy tính laptop trong khi học không?
- Bảng lương giáo viên tiểu học 2025 theo Nghị quyết 159 như thế nào?
- Top 3+ tả cây bóng mát lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 là gì?
- Top 8 mẫu Phân tích một yếu tố phá cách trong Bảo kính cảnh giới 150 từ? Kiến thức tiếng Việt môn Ngữ văn lớp 10 có gì?
- Khai bút đầu năm là gì? Khai bút đầu năm 2025 nên viết gì? Năm học 2024 2025 đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư nào?
- Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy nghĩa là gì?
- Danh sách thí sinh vào Vòng bán kết Bảng B Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Chính thức: Kết quả vào Vòng bán kết Bảng A Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Công thức tính hình trụ là gì? Công thức tính hình trụ được học ở chương trình lớp mấy?