Thời gian dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một là khi nào?
Thời gian dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một là khi nào?
Căn cứ tại 11 Thông tư 23/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
Xây dựng kế hoạch dạy học
1. Thời lượng, thời gian: Thời lượng thực hiện không quá 80 tiết học (mỗi tiết 35 phút), tối đa là một tháng; thời gian thực hiện trong hè, trước khi trẻ học chương trình lớp Một. Các địa phương, nhà trường tùy tình hình thực tế để bố trí thời gian, thời lượng cho phù hợp, hiệu quả.
2. Phân phối thời gian dạy học: Tùy vào điều kiện về lớp học, giáo viên, đối tượng trẻ và điều kiện sống ở từng địa phương, Hiệu trưởng và bộ phận chuyên môn lập kế hoạch chi tiết về việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một phù hợp, hiệu quả.
3. Căn cứ yêu cầu, mục tiêu cần đạt và kế hoạch chi tiết về việc dạy học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một, giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học cho phù hợp với tình hình thực tế, trình Hiệu trưởng phê duyệt trước khi thực hiện.
Như vậy, thời gian dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một là trong hè, trước khi trẻ học chương trình lớp Một.
Thời gian dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một là khi nào? (Hình từ Internet)
Dạy và học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một theo các nội dung nào?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 23/2023/TT-BGDĐT thì dạy và học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một theo các nội dung cụ thể sau:
(1). Chuẩn bị tâm thế vào lớp Một. Cụ thể:
- Trẻ được làm quen với môi trường vật chất ở trường, lớp cấp tiểu học: không gian lớp học, trường học, thư viện, phòng học bộ môn, khu vui chơi, bán trú, công trình phụ trợ; đồ dùng học tập, thiết bị dạy học và phương tiện học tập.
- Trẻ được làm quen với môi trường tâm lí ở trường tiểu học: cảm giác an toàn, môi trường thân thiện, được tôn trọng về ngôn ngữ, văn hóa địa phương và của dân tộc mình.
- Trẻ được tham gia học tập và tham gia các hoạt động giáo dục khác; được rèn nếp sống tự lập, tự phục vụ và sinh hoạt tập thể theo quy định của lớp, trường.
(2). Hình thành các kĩ năng học tập cơ bản. Cụ thể:
- Kĩ năng chuẩn bị, sử dụng, bảo quản và giữ gìn đồ dùng học tập, xác định được các vị trí trên bảng con, bảng lớn trong không gian lớp học, trường học.
- Kĩ năng sử dụng các kí hiệu, quy ước được sử dụng trong học tập, vui chơi và trong các hoạt động tập thể khác.
- Kĩ năng làm việc cá nhân theo hướng dẫn của giáo viên; kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè, thầy cô khi gặp khó khăn trong học tập.
- Kĩ năng ban đầu khi làm việc theo cặp, theo nhóm và tham gia các hoạt động chung của trường, của lớp.
- Kĩ năng nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ được giao và tự trình bày kết quả học tập của cá nhân, của nhóm với bạn bè, thầy cô ở mức độ đơn giản.
(3). Hình thành và phát triển năng lực nghe, nói. Cụ thể:
- Biết cách sử dụng tiếng Việt trong những nghi thức giao tiếp cơ bản: cảm ơn, xin lỗi, hỏi và trả lời những câu hỏi đơn giản.
- Nghe - nói trong những tình huống làm quen ban đầu và giao tiếp bằng tiếng Việt phù hợp với lứa tuổi.
- Nghe - hiểu và nói được một số mẫu câu giao tiếp đơn giản theo chủ đề như lời đề nghị, yêu cầu, xin phép...
(4). Hình thành và phát triển năng lực đọc. Cụ thể:
- Rèn kĩ thuật sử dụng sách, kĩ thuật đọc đúng: cầm sách, mở sách, lật sách; giữ khoảng cách giữa mắt với sách; nhận biết bìa sách và trang sách, chữ và hình ảnh minh họa trong sách; cách đưa mắt từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, đọc theo các mức độ (to- nhỏ- nhẩm- thầm).
- Củng cố việc nhận dạng và đọc được chữ cái đơn (một âm ghi bằng một chữ) là chữ in thường, các chữ số từ 1 đến 9.
(5). Hình thành và phát triển năng lực viết. Cụ thể:
- Biết ngồi viết đúng tư thế, biết cách cầm bút chì bằng ba đầu ngón tay, biết cách tô chữ và chữ số trên vở ô li.
- Biết cách xác định đường kẻ ngang, đường kẻ dọc, dòng kẻ, ô ly và điểm tọa độ khi tô chữ, chữ số: điểm đặt bút, điểm chuyển hướng và điểm kết thúc.
- Tô được các tổ hợp nét cơ bản: nét ngang, nét thẳng, nét xiên trái, nét xiên phải; nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu; nét cong kín, nét cong trái, nét cong phải; nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét thắt trên, nét thắt giữa.
- Thực hiện các hoạt động tô chữ, tô từ và tô chữ số từ 1 đến 9.
Các nội dung này được sắp xếp theo trình tự khoa học, tương ứng với 20 bài học, thể hiện thông qua các chủ đề, chủ điểm gần gũi và phù hợp với trẻ theo định hướng tiếp cận năng lực và phẩm chất người học.
Mục đích dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một là gì?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 23/2023/TT-BGDĐT thì dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp một nhằm các mục đích sau:
- Tổ chức, quản lí, hướng dẫn hoạt động dạy và học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một.
- Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, tạo hứng thú, chủ động cho trẻ trong học tập; hình thành một số kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một.
- Xác định được những nội dung cần phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một.
- Mục đích bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học là gì?
- Hướng dẫn tổ chức giờ ăn đối với học sinh tiểu học?
- Điều kiện giáo viên nước ngoài dạy ngoại ngữ trong trường mầm non?
- Hướng dẫn xử lý khi xảy ra bạo lực học đường?
- Vì sao nói Công xã Paris là nhà nước kiểu mới? Lớp học Lịch sử của học sinh lớp 8 được tổ chức thế nào?
- Mẫu văn tả chú bộ đội lớp 5 ngắn gọn hay nhất? Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học lớp 5 như thế nào?
- Top các mẫu đoạn văn về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe? Học sinh lớp 3 được quyền chọn trường học không?
- Top 10 Mẫu viết đoạn văn về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ hay nhất?
- Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ môn Ngữ văn lớp 7? Việc đánh giá học sinh lớp 7 có mục đích là gì?
- Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Văn 11 kèm đáp án? Trường THPT chuyên được ưu tiên những gì để bảo đảm chất lượng giáo dục?