02:00 | 18/08/2024

Thời gian dành cho nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học ít nhất bao nhiêu giờ?

Giảng viên phải dành ít nhất bao nhiêu tổng quỹ thời gian làm việc để nghiên cứu khoa học?

Thời gian dành cho nghiên cứu khoa học của giảng viên ít nhất bao nhiêu?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 20/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Quy định về nghiên cứu khoa học
1. Giảng viên phải dành ít nhất 1/3 tổng quỹ thời gian làm việc trong năm học (tương đương 586 giờ hành chính) để làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.
2. Việc giao và triển khai thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho giảng viên phải phù hợp với điều kiện, tiềm lực khoa học, chiến lược phát triển của cơ sở giáo dục đại học và phù hợp với năng lực chuyên môn của giảng viên.
3. Mỗi năm, giảng viên phải hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được giao tương ứng với chức danh hoặc vị trí công việc đang đảm nhiệm. Kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên được đánh giá thông qua các sản phẩm khoa học và công nghệ, các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; tối thiểu tương đương với một đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở được nghiệm thu từ đạt yêu cầu trở lên hoặc một bài báo được công bố trên tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN hoặc một báo cáo khoa học tại hội thảo khoa học chuyên ngành.
..

Như vậy, trong năm học giảng viên đại học phải dành ít nhất 1/3 tổng quỹ thời gian làm việc để làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, tương đương 586 giờ hành chính.

Thời gian dành cho nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học ít nhất bao nhiêu giờ?

Thời gian dành cho nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học ít nhất bao nhiêu giờ? (Hình từ Internet)

Giảng viên đại học tập sự có tham gia nghiên cứu khoa học không?

Căn cứ tại điểm a khoản 5 Điều 3 Thông tư 20/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Thời gian làm việc, giờ chuẩn giảng dạy và định mức giờ chuẩn giảng dạy
...
5. Trường hợp đặc biệt
a) Giảng viên trong thời gian tập sự, thử việc chỉ thực hiện tối đa 50% định mức giờ chuẩn giảng dạy, đồng thời được miễn giảm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học để dành thời gian tham gia dự giờ, trợ giảng và tham gia thực tập, thực tế.
b) Giảng viên trong thời gian nghỉ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, nghỉ theo các quy định của Bộ luật Lao động hiện hành được miễn giảm định mức giờ chuẩn giảng dạy theo tỷ lệ tương ứng với thời gian nghỉ.

Như vậy, giảng viên đại học trong thời gian tập sự sẽ được miễn nhiệm vụ nghiên cứu khoa học để dành thời gian tham gia dự giờ, trợ giảng và tham gia thực tập, thực tế.

Giảng viên đại học được trường cử đi nghiên cứu khoa học ở nước ngoài có quyền và trách nhiệm ra sao?

Căn cứ tại Điều 19 Nghị định 86/2021/NĐ-CP thì quyền và trách nhiệm của giảng viên đại học được trường cử đi nghiên cứu khoa học ở nước ngoài như sau:

* Quyền:

- Được cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận, pháp luật và thông lệ quốc tế trong thời gian nghiên cứu ở nước ngoài;

- Được chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập và tài sản khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận;

- Trong trường hợp là người của cơ quan, tổ chức có hưởng ngân sách nhà nước thì được hưởng tiền lương, tiền công, thu nhập khác, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác trên cơ sở thống nhất với cơ quan quản lý trực tiếp và được cơ quan cử đi tiếp nhận quay trở lại công tác sau khi hoàn thành công việc ở nước ngoài.

* Trách nhiệm:

- Chấp hành quyết định cử nghiên cứu khoa học ở nước ngoài;

- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của Việt Nam và nước sở tại; thực hiện đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài theo quy định hiện hành;

- Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thuế thu nhập cá nhân (nếu có) và các khoản chi phí bắt buộc khác theo quy định hiện hành của Nhà nước; trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định về thuế thu nhập cá nhân khác quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về thuế thu nhập cá nhân thì thực hiện theo Điều ước quốc tế;

- Bảo vệ các tài liệu, thông tin có bí mật nhà nước được quy định tại Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, thông tin bảo vệ chính trị nội bộ;

- Không lợi dụng các hoạt động chuyên môn hay bất kỳ hình thức nào khác để thực hiện các hoạt động tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam, làm ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và nước đối tác;

- Không vi phạm quy định về hoạt động khoa học công nghệ của Việt Nam và nước sở tại; các quy định pháp luật hiện hành về nghĩa vụ, trách nhiệm của nhà giáo làm ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của Việt Nam tại nước đối tác;

- Về nước sau khi kết thúc chương trình nghiên cứu khoa học theo quy định của nước đối tác;

- Không được lợi dụng việc nghiên cứu khoa học tại nước ngoài để thực hiện mục đích đi lao động hoặc ở lại nước ngoài trái phép trừ trường hợp phải kéo dài thời gian ở lại nước ngoài do ốm đau, chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh;

- Thực hiện đúng thỏa thuận, cam kết đã ký với cơ quan quản lý trực tiếp, cơ quan có thẩm quyền cử cá nhân đi nghiên cứu khoa học tại nước ngoài (nếu có);

- Thực hiện theo các quy định hiện hành đối với cán bộ, công chức, viên chức và các quy định của Đảng (đối với trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức và là đảng viên);

- Gửi báo cáo về cơ quan quản lý trực tiếp 03 tháng một lần. Trong vòng 20 ngày làm việc từ khi kết thúc quá trình nghiên cứu tại nước ngoài, cá nhân phải về nước và báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp, cơ quan có thẩm quyền cử công dân Việt Nam ra nước ngoài nghiên cứu khoa học (nếu có) và cập nhật vào Hệ thống cơ sở dữ liệu quy định.

Nghiên cứu khoa học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn vị của áp lực là gì? Tổng hợp các lĩnh vực cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS, THPT?
Hỏi đáp Pháp luật
Có giới hạn số lượng sinh viên thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyền lợi của sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học?
Hỏi đáp Pháp luật
Các đề tài nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên đại học 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian dành cho nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học ít nhất bao nhiêu giờ?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn đối với công dân Việt Nam ra nước ngoài nghiên cứu khoa học, giảng dạy?
Hỏi đáp Pháp luật
Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT được tổ chức mấy lần trong năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy chế Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh THCS và THPT là quy chế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian tổ chức cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật quốc gia dành cho học sinh THCS, THPT là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn người tham gia tổ chức Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia cho học sinh THCS, THPT ra sao?
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;