Thời điểm thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân? Yêu cầu cần đạt trong phần Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1945 là gì?

Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân: Cột mốc lịch sử quan trọng trong sự hình thành Quân đội nhân dân Việt Nam? Quan điểm xây dựng chương trình môn lịch sử trung học cơ sở là gì?

Thời điểm thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân?

Căn cứ vào tiểu mục 1 Mục I Đề cương tuyên truyền ban hành kèm theo Hướng dẫn 160-HD/TW năm 2024, thông tin về Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:

Ngay từ khi ra đời (3/2/1930), trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Đảng ta đã khẳng định con đường đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc là dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền và yêu cầu phải “Tổ chức ra quân đội công nông để làm nòng cốt cho toàn dân tiến hành đấu tranh cách mạng. Luận cương chính trị của Đảng (tháng 10/1930) xác định nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền, trong đó chỉ rõ phải: “Lập quân đội công nông”.

Trong phong trào cách mạng 1930 - 1931, đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh, từ lực lượng khởi nghĩa của công nông, Đội tự vệ công nông (Tự vệ Đỏ) đã ra đời. Đó là tiền đề đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam. Tiếp theo đó, hàng loạt tổ chức vũ trang lần lượt được thành lập như: Đội du kích Bắc Sơn (1940), các đội du kích ở Nam Kỳ (1940), Cứu quốc quân (1941)…

Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Trong Chỉ thị, Người ghi rõ: “Tên ĐỘI VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền; “Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội quân đàn anh, mong cho chóng có những đội đàn em khác. Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam”.

Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Trung ương Đảng và Lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm tổ chức, lãnh đạo, chỉ huy, tuyên bố thành lập Đội, gồm 34 người, biên chế thành 3 tiểu đội do đồng chí Hoàng Sâm làm Đội trưởng, đồng chí Xích Thắng làm Chính trị viên, có chi bộ Đảng lãnh đạo. Ngày 22/12/1944 được lấy làm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Mới

>>>Đáp án tuần 3 cuộc thi quân đội nhân dân Việt Nam truyền thống Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát như thế nào?

Thời điểm thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân? Yêu cầu cần đạt của môn Lịch sử và Địa lí lớp 9 trong phần Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1945 là gì?

Thời điểm thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân? Yêu cầu cần đạt trong phần Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1945 là gì? (Hình từ Internet)

Yêu cầu cần đạt của môn Lịch sử và Địa lí lớp 9 trong phần Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1945 là gì?

Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định cụ thể về yêu cầu cần đạt như sau:

- Mô tả được những nét chính của phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 - 1930.

- Nêu được những nét chính về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1918 - 1930.

- Nhận biết được quá trình và ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; đánh giá được vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Mô tả được những nét chủ yếu của phong trào cách mạng giai đoạn 1930 - 1931 và 1936 - 1939.

- Nêu được tình hình Việt Nam dưới ách thống trị của Pháp - Nhật Bản.

- Nhận biết được sự chuẩn bị của nhân dân Việt Nam tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền: chuyển hướng chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương; sự ra đời của Mặt trận Việt Minh; cao trào kháng Nhật cứu nước.

- Trình bày được diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

- Nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và đánh giá được vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Quan điểm xây dựng chương trình môn lịch sử trung học cơ sở là gì?

Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí lớp 9 ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định cụ thể như sau:

Chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở tuân thủ các quy định trong Chương trình tổng thể, đồng thời nhấn mạnh một số quan điểm sau:

[1] Chương trình hướng tới hình thành, phát triển ở học sinh tư duy khoa học, nhìn nhận thế giới như một chỉnh thể theo cả chiều không gian và chiều thời gian trên cơ sở những kiến thức cơ bản, các công cụ học tập và nghiên cứu lịch sử, địa lí; từ đó, hình thành và phát triển các năng lực đặc thù và năng lực chung, đặc biệt là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn và khả năng sáng tạo.

[2] Chương trình kế thừa, phát huy ưu điểm của môn Lịch sử và môn Địa lí trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và tiếp thu kinh nghiệm phát triển chương trình môn học của các nước tiên tiến trên thế giới. Nội dung môn học bảo đảm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng, toàn diện, khoa học; phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh, có tính đến các điều kiện dạy học của nhà trường Việt Nam.

[3] Nội dung giáo dục lịch sử được thiết kế theo tuyến tính thời gian, từ thời nguyên thuỷ qua cổ đại, trung đại đến cận đại và hiện đại; trong từng thời kì có sự đan xen lịch sử thế giới, lịch sử khu vực và lịch sử Việt Nam. Mạch nội dung giáo dục Địa lí đi từ địa lí đại cương đến địa lí khu vực và địa lí Việt Nam. Chú trọng lựa chọn các chủ đề, kết nối kiến thức và kĩ năng để hình thành và phát triển năng lực ở học sinh, đồng thời coi trọng đặc trưng khoa học lịch sử và khoa học địa lí.

[4] Chương trình chú trọng vận dụng các phương pháp giáo dục tích cực, nhấn mạnh việc sử dụng các phương tiện dạy học, đa dạng hoá hình thức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục nhằm hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực ở học sinh.

[5] Chương trình bảo đảm liên thông với chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học và chương trình môn Lịch sử, chương trình môn Địa lí cấp trung học phổ thông; thống nhất, kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học và các môn học, hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông.

[6] Chương trình có tính mở, cho phép thực hiện mềm dẻo, linh hoạt tuỳ theo điều kiện của địa phương, đối tượng học sinh (học sinh vùng khó khăn, học sinh có nhu cầu hỗ trợ đặc biệt,...).

Môn lịch sử và địa lí lớp 9
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên thực hiện chủ trương vô sản hóa khi nào? Định hướng chung môn Lịch sử và Địa lí lớp 9?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay môn Lịch sử và Địa lí lớp 9? Đặc điểm môn Lịch sử và Địa lí lớp 9?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Thái Bình hiện nay có bao nhiêu khu công nghiệp đang hoạt động? Nội dung về công nghiệp môn Lịch sử và Địa lí lớp 9?
Hỏi đáp Pháp luật
Chiến dịch Việt Bắc diễn ra vào thời gian nào? Yêu cầu cần đạt về nội dung kháng chiến chống Pháp môn Lịch sử và Địa lí lớp 9?
Hỏi đáp Pháp luật
Huyện Đảo Phú Quý thuộc tỉnh nào? Xác định trên bản đồ các huyện đảo là nội dung lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa diễn ra vào thời gian nào? 05 quan điểm khi xây dựng chương trình môn Lịch sử?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình bày đặc điểm tình hình phát triển ngành công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng? Yêu cầu cần đạt trong nội dung Đồng bằng sông Hồng lớp 9?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) của Đảng là gì? Yêu cầu đối với học sinh THCS trong lồng ghép GDQPAN?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nào có 2 huyện đảo? Yêu cầu cần đạt về năng lực tìm hiểu địa lí của học sinh lớp 10 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung của kế hoạch Nava là gì? Giải thích được nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến chống Pháp là nội dung lớp mấy?
Tác giả: Võ Phi
Lượt xem: 335

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;