Thể lệ Cuộc thi học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp lần thứ 7 năm 2024?
Thể lệ Cuộc thi học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp lần thứ 7 năm 2024?
Mới đây, vào ngày 10/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức ban hành Quyết định 3953/QĐ-BGDĐT năm 2024 Tải về hướng dẫn Thể lệ Cuộc thi Học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp lần thứ 7 (SV_STARTUP- lần thứ 7).
Cụ thể Thể lệ Cuộc thi Học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp như sau:
(1) Đối tượng và điều kiện tham dự
- Đối tượng tham dự gồm:
+ Sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm (gọi chung là cơ sở đào tạo);
+ Học sinh các trường trung học phổ thông (THPT); khuyến khích học sinh các trường trung học cơ sở (THCS), Trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTX) tham dự.
- Điều kiện tham dự:
+ Đăng ký tham gia nhóm hoặc cá nhân (gọi chung là Đội thi); mỗi cá nhân chỉ được đăng ký tham gia 01 Đội thi; Mỗi Đội thi tham gia không quá 05 thành viên; Các Đội thi không được thay đổi thành viên khi chính thức nộp và đăng ký gửi dự án về Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT).
+ Sản phẩm/dịch vụ (hoặc ý tưởng) của Đội thi không thuộc danh mục các sản phẩm/dịch vụ bị cấm và không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.
(2) 5 lĩnh vực dự thi
1. Công nghiệp.
2. Nông, lâm, ngư nghiệp.
3. Giáo dục, y tế, văn hóa, du lịch.
4. Dịch vụ tài chính, ngân hàng.
5. Kinh doanh tạo tác động xã hội.
(3) Cuộc thi có 3 vòng thi
1. Vòng Cơ sở:
- Các cơ sở đào tạo tổ chức thi hoặc thành lập Hội đồng xét chọn dự án; mỗi cơ sở đào tạo chọn tối đa 05 dự án gửi tham gia Vòng Bán kết và chịu trách nhiệm về kết quả xét chọn.
- Các Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi hoặc thành lập Hội đồng xét chọn dự án; mỗi Sở Giáo dục và Đào tạo được chọn tối đa 05 dự án gửi tham gia Vòng Bán kết; riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chọn tối đa 10 dự án gửi tham gia Vòng Bán kết.
- Thời gian nộp hồ sơ dự án về Bộ Giáo dục và Đào tạo: Trước 12h00 phút ngày 05/01/2025.
2. Vòng Bán kết:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Ban Giám khảo chọn: tối đa 50 dự án của sinh viên, mỗi lĩnh vực 10 dự án; tối đa 30 dự án của học sinh THCS, THPT, mỗi lĩnh vực 06 dự án để tham gia Vòng Chung kết.
- Kết quả được Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến công bố trước ngày 20/01/2025 tại:
+ Cổng thông tin điện tử của Đề án 1665 tại địa chỉ http://dean1665.vn
+ Cổng TTĐT của Bộ GDĐT tại địa chỉ: https://moet.gov.vn
+ Fanpage của Chương trình: https://www.facebook.com/khoinghiepquocgiaHSSV.
3. Vòng thi Chung kết:
- Dự kiến diễn ra vào tháng 4/2025.
- Đội thi thuyết trình, trình bày về dự án trực tiếp tại các gian hàng trong thời gian tối đa 5 phút. Ban Giám khảo chấm tối đa 10 phút đối với phần hỏi đáp.
- Ban Giám khảo đánh giá kết quả của 80 dự án theo quy định.
- Giải thưởng được công bố trực tiếp tại Lễ Bế mạc và Trao giải trong Ngày Hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ 7.
Thể lệ Cuộc thi học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp lần thứ 7 năm 2024? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của công tác hỗ trợ đào tạo trong việc thực hiện Đề án Hỗ trợ học sinh sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục 2 Kế hoạch 1833/KH-BGDĐT năm 2024 hướng dẫn về nhiệm vụ của công tác hỗ trợ đào tạo trong việc thực hiện Đề án Hỗ trợ học sinh sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 như sau:
- Củng cố, phát triển mạng lưới cán bộ tư vấn, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp trong các cơ sở đào tạo, mạng lưới cán bộ tư vấn hướng nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp trong các trường phổ thông; hướng dẫn, giao nhiệm vụ, phát huy hiệu quả đội ngũ cán bộ trong công tác tư vấn, phát triển các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp tại các địa phương.
- Tham mưu ban hành khung kỹ năng bồi dưỡng, tư vấn, nghề nghiệp việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp nhằm thúc đẩy tinh thần doanh nhân, tinh thần khởi nghiệp cho HSSV phù hợp với từng cấp học;
- Tổ chức xây dựng tài liệu cung cấp kiến thức, kỹ năng về tư vấn, nghề nghiệp việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp cho HSSV.
- Tổ chức giao lưu truyền cảm hứng khởi nghiệp cho HSSV các cơ sở đào tạo đào tạo, các Sở GDĐT.
- Tổ chức các khóa đào tạo khởi sự kinh doanh, quản trị doanh nghiệp cơ bản, chuyên sâu thực hiện Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 và vừa cho các sinh viên, nhóm sinh viên khởi nghiệp.
- Tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ công nghệ; tư vấn tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định 80/2021/NĐ-CP.
Mục đích, yêu cầu của việc thực hiện Đề án Hỗ trợ học sinh sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025?
Căn cứ Mục 1 Kế hoạch 1833/KH-BGDĐT năm 2024 hướng dẫn về mục đích, yêu cầu của việc thực hiện Đề án Hỗ trợ học sinh sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 như sau:
- Tăng cường công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên (HSSV) về khởi nghiệp, giúp HSSV chủ động tiếp cận với hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp trong và ngoài nhà trường.
- Hỗ trợ các cơ sở đào tạo, các Sở GDĐT tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án theo chiều sâu, tập trung việc thay đổi tư duy, nhận thức của đội ngũ lãnh đạo các cấp, huy động sự tham gia của tập thể cán bộ lãnh đạo, giảng viên, giáo viên và cán bộ nhân viên các cơ sở giáo dục tập trung xây dựng mô hình hỗ trợ học sinh sinh viên khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục, đào tạo phù hợp với đặc điểm từng đơn vị.
-Tăng cường kết nối, thay đổi phương pháp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho HSSV trong các cơ sở giáo dục; thúc đẩy tạo môi trường hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, hình thành các dự án khởi nghiệp thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế, ưu tiên việc nghiên cứu, thực hành trải nghiệm trong các môi trường doanh nghiệp; tiếp tục hình thành các Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, các dự án khởi nghiệp tại cộng đồng; tích cực chuyển giao các kết quả nghiên cứu, các tài sản trí tuệ của giảng viên, sinh viên.
- Hỗ trợ các cơ sở đào tạo, các Sở GDĐT kết nối các nguồn lực xã hội hóa để hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp tại các cơ sở giáo dục.
- 100+ Lời chúc, câu danh ngôn, tục ngữ khai bút đầu xuân 2025? Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục như thế nào?
- 5+ Mẫu viết bài văn nghị luận khoảng 400 chữ về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm?
- Phương thức tuyển sinh 2025 của trường Đại học Sư phạm Hà Nội có gì mới?
- 15+ bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025 hay, chọn lọc? Mục tiêu giáo dục là gì?
- 3+ Kể một chuyến về thăm quê dịp Tết Nguyên Đán 2025? Đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 6 mức khá thì điểm trung bình môn là bao nhiêu?
- Thuyết minh về một lễ hội truyền thống ở quê hương em? Học sinh lớp 7 có được phép sử dụng máy tính laptop trong khi học không?
- Bảng lương giáo viên tiểu học 2025 theo Nghị quyết 159 như thế nào?
- Top 3+ tả cây bóng mát lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 là gì?
- Top 8 mẫu Phân tích một yếu tố phá cách trong Bảo kính cảnh giới 150 từ? Kiến thức tiếng Việt môn Ngữ văn lớp 10 có gì?
- Khai bút đầu năm là gì? Khai bút đầu năm 2025 nên viết gì? Năm học 2024 2025 đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư nào?