Thay thế cách xếp loại học sinh bằng 04 mức Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt theo từng học kì, cả năm học?
Thay thế cách xếp loại học sinh bằng 04 mức Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt theo từng học kì, cả năm học?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT (hết hiệu lực) có quy định cụ thể như sau:
Căn cứ đánh giá, xếp loại học lực
1. Căn cứ đánh giá, xếp loại học lực:
a) Mức độ hoàn thành chương trình các môn học và hoạt động giáo dục trong Kế hoạch giáo dục cấp THCS, cấp THPT;
b) Kết quả đạt được của các bài kiểm tra.
2. Học lực được xếp thành 5 loại: Giỏi (G), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y), kém (Kém).
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có quy định về đánh giá xếp loại học lực như sau:
Đánh giá kết quả học tập của học sinh
...
2. Kết quả học tập trong từng học kì, cả năm học
Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, ĐTBmhk được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong từng học kì, ĐTBmcn được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong cả năm học. Kết quả học tập của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.
....
Như vậy, thông qua quy định trên thì thay thế cách xếp loại học sinh bằng 04 mức Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt đối với kết quả trong từng học kì và cả năm học.
Lưu ý: Cách xếp loại này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2021 và thực hiện theo lộ trình sau:
- Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 6.
- Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 7 và lớp 10.
- Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 8 và lớp 11.
- Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 9 và lớp 12.
Thay thế cách xếp loại học sinh bằng 04 mức Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt theo từng học kì, cả năm học? (Hình từ Internet)
Hình thức đánh giá đối với kết quả học tập của học sinh?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có quy định về hình thức đánh giá như sau:
[1] Đánh giá bằng nhận xét
- Giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
- Học sinh dùng hình thức nói hoặc viết để tự nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của bản thân.
- Cha mẹ học sinh, cơ quan, tổ chức, cá nhân có tham gia vào quá trình giáo dục học sinh cung cấp thông tin phản hồi về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh.
- Đánh giá bằng nhận xét kết quả rèn luyện và học tập của học sinh được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.
[2] Đánh giá bằng điểm số
- Giáo viên dùng điểm số để đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
- Đánh giá bằng điểm số được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.
[3] Hình thức đánh giá đối với các môn học
- Đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng nhận xét theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.
- Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông, trừ các môn học quy định tại điểm a khoản này; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
Giáo viên chủ nhiệm đánh giá kết quả rèn luyện từng học kì của học sinh?
Căn cứ khoản 3 Điều 20 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có quy định về trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm như sau:
Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm
1. Giúp Hiệu trưởng quản lí việc đánh giá học sinh của lớp học theo quy định của Thông tư này.
2. Xác nhận việc sửa chữa điểm, sửa chữa mức đánh giá của giáo viên môn học; tổng hợp kết quả rèn luyện và học tập của học sinh từng học kì, cả năm học trong Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), Học bạ học sinh.
3. Đánh giá kết quả rèn luyện từng học kì và cả năm học của học sinh; lập danh sách học sinh được lên lớp, đánh giá lại các môn học, rèn luyện trong kì nghỉ hè, không được lên lớp, được khen thưởng.
4. Ghi hoặc nhập kết quả đánh giá của mỗi học sinh vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), Học bạ học sinh:
a) Nội dung nhận xét về kết quả rèn luyện và học tập của học sinh; mức đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
b) Kết quả được lên lớp hoặc không được lên lớp; được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông hoặc không được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông; khen thưởng.
...
Như vậy, thông qua quy định trên thì đánh giá kết quả rèn luyện từng học kì và cả năm học của học sinh là trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm.
- Lịch nghỉ Tết Tây 2025 của học sinh? Học sinh nghỉ Tết Dương lịch xong thì phải kết thúc học kì 1 2024 2025 trước ngày mấy?
- Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc vào ngày tháng năm nào? Quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí THCS là gì?
- Lịch thi Violympic đầy đủ các vòng năm học 2024 2025?
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội 600 chữ về sống không định hướng lớp 12? Năng lực văn học cần đạt ở lớp 12
- Bài tập đọc cho học sinh lớp 1 hay chọn lọc? Bao nhiêu tuổi thì được học lớp 1?
- Tổng hợp các câu hỏi phần tư duy đọc hiểu đề thi Đánh giá tư duy TSA 2025?
- Ôn thi tuyển sinh lớp 10 hướng dẫn viết một đoạn văn trình bày quan điểm đối với một đoạn thơ? Nguyên tắc tuyển sinh lớp 10 năm 2025?
- Tổng hợp các câu hỏi luyện thi Violympic môn Toán lớp 5 năm 2024 mới nhất? Các phương pháp đánh giá học sinh lớp 5?
- Mẫu thơ về quê hương ngắn 4 chữ? Quy định về đặc điểm môn Ngữ văn chương trình mới ra sao?
- Bộ câu hỏi minh họa đề thi đánh giá tư duy TSA 2025 phần tư duy khoa học/giải quyết vấn đề?