Thạch quyển là gì? Phân biệt thạch quyển và vỏ Trái Đất như thế nào? Học sinh được học về thạch quyển trong chương trình lớp mấy?
Thạch quyển là gì? Phân biệt thạch quyển và vỏ Trái Đất như thế nào?
*Thạch quyển là gì?
Thạch quyển là lớp ngoài cùng cứng và chắc của Trái Đất, bao gồm toàn bộ vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp manti.
Đây là nơi diễn ra nhiều hiện tượng địa chất quan trọng như động đất, núi lửa, và sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo. Thạch quyển có độ dày trung bình khoảng 100 km nhưng có thể thay đổi tùy thuộc vào từng khu vực, chẳng hạn ở dưới các đại dương thì mỏng hơn, trong khi dưới lục địa thì dày hơn.
*Phân biệt thạch quyển và vỏ Trái Đất như thế nào?
Sự khác nhau giữa thạch quyển và vỏ Trái Đất là:
- Vỏ Trái Đất là lớp ngoài cùng, cấu tạo chủ yếu bởi các lớp đá cứng, độ dày dao động từ 5 - 70km, chia ra làm hai kiểu vỏ lục địa và vỏ đại dương. Vỏ Trái Đất cấu tạo bởi tàng đá trầm tích, tầng granit và tầng badan.
- Thạch quyển bao gồm cả vỏ Trái Đất và một phần cứng mỏng của manti trên, độ dày khoảng 100km. Ranh giới dưới tiếp xúc với quyển mềm có tính chất quánh dẻo.
Dưới đây là bảng so sánh giúp phân biệt hai khái niệm này:
Tiêu chí | Thạch quyển | Vỏ Trái Đất |
Định nghĩa | Lớp ngoài cùng cứng của Trái Đất, bao gồm cả vỏ Trái Đất và phần trên của lớp manti. | Lớp ngoài cùng của Trái Đất, cấu tạo từ đá rắn. |
Phạm vi | Gồm toàn bộ vỏ Trái Đất và một phần lớp manti trên. | Chỉ là phần vỏ ngoài của Trái Đất. |
Độ dày | Trung bình 100 km. | Trung bình 35-40 km, thậm chí dày đến 70 km (lục địa) hoặc 5-7 km (đại dương). |
Tính chất cơ học | Cứng, chắc và di chuyển như các mảng kiến tạo. | Không liên quan trực tiếp đến chuyển động mảng kiến tạo. |
Vai trò | Là nơi xảy ra các hoạt động địa chất như động đất, núi lửa. | Chỉ là một phần cấu tạo nên thạch quyển. |
Lưu ý: Khái niệm thạch quyển và cách phân biệt thạch quyển và vỏ Trái Đất chỉ mang tính tham khảo.
Thạch quyển là gì? Phân biệt thạch quyển và vỏ Trái Đất như thế nào? Học sinh được học về thạch quyển trong chương trình lớp mấy? (Hình từ Internet)
Học sinh được học về thạch quyển trong chương trình lớp mấy?
Căn cứ mục V Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định yêu cầu cần đạt khi học về Địa lí tự nhiên lớp 10 như sau:
- Trình bày được nguồn gốc hình thành Trái Đất, đặc điểm của vỏ Trái Đất, các vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất.
- Trình bày được khái quát thuyết kiến tạo mảng; vận dụng để giải thích được nguyên nhân hình thành các vùng núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa.
- Phân tích được hệ quả địa lí của các chuyển động chính của Trái Đất: Chuyển động tự quay (sự luân phiên ngày đêm, giờ trên Trái Đất); chuyển động quanh Mặt Trời (các mùa trong năm, ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ).
- Liên hệ được thực tế địa phương về các mùa trong năm và chênh lệch thời gian ngày đêm.
- Sử dụng hình vẽ, lược đồ để phân tích được các hệ quả chuyển động của Trái Đất.
- Trình bày được khái niệm thạch quyển; phân biệt được thạch quyển với vỏ Trái Đất.
- Trình bày khái niệm nội lực, ngoại lực; nguyên nhân của chúng; tác động đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.
- Phân tích được sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh về tác động của nội lực, ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
- Nhận xét và giải thích được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa trên bản đồ.
Như vậy, có thể thấy thạch quyển và cách phân biệt được thạch quyển với vỏ Trái Đất được học trong môn Địa lí lớp 10.
Phương pháp hình thành, phát triển năng lực địa lí được định hướng ra sao?
Căn cứ mục VI Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về định hướng phương pháp hình thành, phát triển năng lực địa lí như sau:
- Để phát triển thành phần năng lực nhận thức khoa học địa lí, giáo viên cần:
+Tạo cho học sinh cơ hội huy động những hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có để tham gia hình thành kiến thức mới.
+ Chú ý tổ chức các hoạt động tiếp cận sự vật và hiện tượng địa lí diễn ra trong cuộc sống theo mối quan hệ không gian - thời gian, trả lời các câu hỏi cơ bản: cái gì, ở đâu, như thế nào...;
+ Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích các mối liên hệ (tương hỗ, nhân quả) giữa các hiện tượng, quá trình địa lí tự nhiên, giữa các hiện tượng, quá trình địa lí kinh tế - xã hội cũng như giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội.
- Để phát triển thành phần năng lực tìm hiểu địa lí, giáo viên tạo điều kiện cho học sinh sử dụng các công cụ của địa lí học như: atlat địa lí, bản đồ, lược đồ, biểu đồ, sơ đồ, lát cắt, mô hình, khối đồ, bảng số liệu, tranh ảnh,... tìm tòi, khám phá các tri thức địa lí; tăng cường khai thác Internet trong học tập, tổ chức cho học sinh học tập ngoài thực địa, trong môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội địa phương.
- Để phát triển thành phần năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về địa lí, học sinh cần:
+Được tạo cơ hội để cập nhật thông tin và liên hệ thực tế, tiếp cận với các tình huống thực tiễn, thực hiện các chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn;
+ Vận dụng được các kiến thức, kĩ năng địa lí để giải quyết một số vấn đề thực tiễn phù hợp.
- Ngoải ra, giáo viên cần quan tâm rèn luyện cho học sinh các kĩ năng phát hiện vấn đề, lập kế hoạch nghiên cứu, giải quyết vấn đề, đánh giá kết quả giải quyết vấn đề, nêu giải pháp khắc phục hoặc cải tiến, tăng cường sử dụng các bài tập đòi hỏi vận dụng kiến thức thực tế và tư duy phản biện, sáng tạo.
- Top 2 mẫu viết bài văn nghị luận về bảo vệ môi trường lớp 8 ngắn gọn? Học sinh lớp 8 cần đạt những nội dung trong phần đọc hiểu hình thức ra sao?
- Top 5 viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết trong đời sống của học sinh hiện nay lớp 9?
- Top 2 bài nghị luận về những cơ hội và thách thức đối với tuổi trẻ hiện nay? Nhiệm vụ của học sinh trung học?
- Tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ (FISE) được thành lập ở đâu vào năm 1946? Phương pháp dạy học chủ yếu trong môn Lịch sử lớp 12 là gì?
- Rừng ngập mặn Ngọc Hiển thuộc tỉnh nào của nước ta? Môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học có phải môn bắt buộc?
- Nhân vật trữ tình là gì? Đặc điểm và vai trò của nhân vật trữ tình? Quy trình đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên môn Ngữ văn như thế nào?
- Vườn Quốc gia bao gồm cả diện tích mặt biển được thành lập sớm nhất? Mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí cấp THPT?
- Vịnh nào sau đây từng có tên là Lục Thủy? Biểu hiện cụ thể về yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù trong Môn Lịch sử và Địa lí lớp 4?
- Mẫu soạn bài Âm mưu và tình yêu? Chuyên đề học tập môn Ngữ văn lớp 11 đầu tiên là gì?
- Trình bày đặc điểm tình hình phát triển ngành công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng? Yêu cầu cần đạt trong nội dung Đồng bằng sông Hồng lớp 9?