Tập hợp là gì? Phần tử của tập hợp là gì? Bài 1 tập hợp lớp 6?
Tập hợp là gì? Phần tử của tập hợp là gì? Bài 1 tập hợp lớp 6?
Khái niệm tập hợp là gì thường gặp trong toán học cũng như trong cuộc sống. Vậy tập hợp là gì? Khái niệm tập hợp bao gồm phần tử có chung một hoặc một vài tính chất nào đó.
Ví dụ: “Tập hợp các số tự nhiên chia hết cho 3 và nhỏ hơn 20” : Là tập hợp các số tự nhiên thỏa mãn 2 tính chất vừa chia hết cho 3 và nhỏ hơn 20.
Kí hiệu tập hợp: Tập hợp được kí hiệu bằng chữ cái in hoa. Các phần tử được ghi trong hai dấu ngoặc nhọn { }, cách nhau bởi dấu , hay dấu ;
Ví dụ: a là phần tử thuộc tập hợp X kí hiệu là a ∈ X b.
Phần tử của tập hợp là bất kỳ một trong các đối tượng riêng biệt tạo nên tập hợp đó. Một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử hoặc cũng có thể không có phần tử nào.
Tập hợp không có phần từ nào gọi là tập hợp rỗng. Kí hiệu tập hợp rỗng là ∅
Cách cho một tập hợp: Có 2 cách cho một tập hợp:
Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp
Ví dụ: B = {0; 2; 4; 6; 8}
Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp
Ví dụ: B = {x | x là số tự nhiên chẵn, x < 10}
Dạng bài tập về tập hợp
Dạng 1: Viết tập hợp
Ví dụ: Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 5 và nhỏ hơn 15 bằng hai cách.
Trả lời:
Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp
Tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 5 và nhỏ hơn 10 là: A = {6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14}
Cách 2: Chỉ ra các tính chất đặc trưng của các phần tử của tập hợp.
Tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 5 và nhỏ hơn 10 là: A = {x "thuộc" N | 5 < x < 15}
Dạng 2: Xác định số phần tử của tập hợp
Ví dụ: Hãy tính số phần tử của tập hợp A gồm các số tự nhiên chẵn liên tiếp từ 1990 đến 3000.
Trả lời: Các số tự nhiên chẵn liên tiếp từ 1990 đến 3000 hơn kém nhau 2 đơn vị. Do đó số phần tử của tập hợp A là: (3000 - 1990) : 2 + 1 = 506 phần tử.
Dạng 3: Tập hợp con
Ví dụ 1: Cho tập hợp A = {Nho; Mận; Hồng; Đào}. Hãy viết tất cả các tập hợp con có 3 phần tử của A.
Trả lời: Các tập hợp con có 3 phần tử của A là: {Nho; Mận; Hồng}, {Nho; Mận; Đào}, {Mận; Hồng; Đào}, {Nho; Hồng; Đào}.
Tập hợp là gì? Phần tử của tập hợp là gì? Bài 1 tập hợp lớp 6? (Hình từ Internet)
Yêu cầu cần đạt trong nội dung số tự nhiên toán 6?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT yêu cầu cần đạt trong nội dung số tự nhiên toán 6 như sau:
Nội dung số tự nhiên và tập hợp các số tự nhiên. Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên
- Sử dụng được thuật ngữ tập hợp, phần tử thuộc (không thuộc) một tập hợp; sử dụng được cách cho tập hợp.
- Nhận biết được tập hợp các số tự nhiên.
- Biểu diễn được số tự nhiên trong hệ thập phân.
- Biểu diễn được các số tự nhiên từ 1 đến 30 bằng cách sử dụng các chữ số La Mã.
- Nhận biết được (quan hệ) thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên; so sánh được hai số tự nhiên cho trước.
Nội dung các phép tính với số tự nhiên. Phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên:
- Thực hiện được các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia trong tập hợp số tự nhiên.
- Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng trong tính toán.
- Thực hiện được phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên; thực hiện được các phép nhân và phép chia hai luỹ thừa cùng cơ số với số mũ tự nhiên.
- Nhận biết được thứ tự thực hiện các phép tính.
- Vận dụng được các tính chất của phép tính (kể cả phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên) để tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí.
- Giải quyết được những vấn đề thực tiễn gắn với thực hiện các phép tính (ví dụ: tính tiền mua sắm, tính lượng hàng mua được từ số tiền đã có,...)
Nội dung tính chia hết trong tập hợp các số tự nhiên. Số nguyên tố. Ước chung và bội chung
- Nhận biết được quan hệ chia hết, khái niệm ước và bội.
- Vận dụng được dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 9, 3 để xác định một số đã cho có chia hết cho 2, 5, 9, 3 hay không.
- Nhận biết được khái niệm số nguyên tố, hợp số.
- Thực hiện được việc phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 thành tích của các thừa số nguyên tố trong những trường hợp đơn giản.
- Xác định được ước chung, ước chung lớn nhất; xác định được bội chung, bội chung nhỏ nhất của hai hoặc ba số tự nhiên; nhận biết được phân số tối giản; thực hiện được phép cộng, phép trừ phân số bằng cách sử dụng ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất.
- Nhận biết được phép chia có dư, định lí về phép chia có dư.
- Vận dụng được kiến thức số học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn (ví dụ: tính toán tiền hay lượng hàng hoá khi mua sắm, xác định số đồ vật cần thiết để sắp xếp chúng theo những quy tắc cho trước,...).
Cách tính điểm trung bình môn toán 6?
Tại Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDDT cách tính điểm trung bình môn toán 6 như sau:
- Điểm trung bình môn toán 6 học kì (sau đây viết tắt là ĐTBmhk) đối với mỗi môn học được tính như sau:
TĐĐGtx: Tổng điểm đánh giá thường xuyên.
- Điểm trung bình môn toán 6 cả năm được tính như sau:
ĐTBmhk1: Điểm trung bình môn học kì 1.
ĐTBmhk2: Điểm trung bình môn học kì 2.
- 3+ Kể một chuyến về thăm quê dịp Tết Nguyên Đán 2025? Đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 6 mức khá thì điểm trung bình môn là bao nhiêu?
- Thuyết minh về một lễ hội truyền thống ở quê hương em? Học sinh lớp 7 có được phép sử dụng máy tính laptop trong khi học không?
- Bảng lương giáo viên tiểu học 2025 theo Nghị quyết 159 như thế nào?
- Top 3+ tả cây bóng mát lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 là gì?
- Top 8 mẫu Phân tích một yếu tố phá cách trong Bảo kính cảnh giới 150 từ? Kiến thức tiếng Việt môn Ngữ văn lớp 10 có gì?
- Khai bút đầu năm là gì? Khai bút đầu năm 2025 nên viết gì? Năm học 2024 2025 đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư nào?
- Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy nghĩa là gì?
- Danh sách thí sinh vào Vòng bán kết Bảng B Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Chính thức: Kết quả vào Vòng bán kết Bảng A Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Công thức tính hình trụ là gì? Công thức tính hình trụ được học ở chương trình lớp mấy?