Tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục trong năm học 2024 2025?

Phê duyệt Đề án Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo đến năm 2030 với 5 quan điểm ra sao? Tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục trong năm học 2024 2025?

Tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục trong năm học 2024 2025?

Căn cứ theo khoản 7 Mục 2 Kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024-2025 ban hành kèm theo Quyết định 2236/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định về 12 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm năm học 2024 2025 trong đó việc tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục trong năm học 2024 2025 thực hiện như sau:

- Đẩy mạnh hơn nữa hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo, thu hút, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nước ngoài cho giáo dục và đào tạo; thu hút các cơ sở giáo dục đại học có uy tín đặt phân hiệu tại Việt Nam.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đại học trong nước hợp tác với các cơ sở giáo dục đại học nước ngoài về đào tạo, nghiên cứu khoa học, hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh, chủ động tham gia mạng lưới nghiên cứu và trao đổi toàn cầu; tăng cường công tác quản lý hoạt động của các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài và tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.

- Thực hiện đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước, nhất là đào tạo giảng viên trình độ tiến sĩ và chuyên gia các ngành kỹ thuật, công nghệ mũi nhọn; đẩy mạnh việc thu hút sinh viên quốc tế đến học tập tại Việt Nam.

- Tích cực tham gia các chương trình đánh giá chất lượng giáo dục quốc tế mà Việt Nam đã cam kết đối với giáo dục, đào tạo cấp tiểu học, trung học phổ thông (gồm SEA-PLM, PISA, TALIS) chu kỳ 2024, 2025; khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam tham gia các chương trình đánh giá chất lượng giáo dục và đào tạo của các tổ chức uy tín trong khu vực và quốc tế.

Như vậy, có thể thấy rằng việc tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục trong năm học 2024 2025 vừa là nhiệm vụ vừa là giải pháp trọng tâm năm học 2024 2025.

Tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục trong năm học 2024 2025?

Tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục trong năm học 2024 2025? (Hình từ Internet)

Phê duyệt Đề án Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo đến năm 2030 với 5 quan điểm ra sao?

Căn cứ theo Mục 1 Quyết định 1600/QĐ-TTg năm 2024 quy định Phê duyệt Đề án Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo đến năm 2030 với 5 quan điểm như sau:

Quan điểm 1. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo theo đúng quan điểm, chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước, nhất là tại Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế và Kết luận số 91-KL/TW ngày 12 tháng 8 năm 2024 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013.

Quan điểm 2. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng trong giáo dục và đào tạo; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế để góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của Việt Nam; tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo, văn hóa, học thuật; nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam.

Quan điểm 3. Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo với các nước, đối tác quốc tế, nhất là các nước có nền giáo dục tiên tiến, các nước láng giềng, các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và bạn bè truyền thống.

Quan điểm 4. Đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa các hình thức hợp tác, đầu tư với các đối tác nước ngoài trong giáo dục và đào tạo; phát huy tiềm năng, thế mạnh, tranh thủ cơ hội để huy động, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, góp phần nâng cao quy mô và chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Quan điểm 5. Đẩy mạnh hội nhập và hợp tác đào tạo đối với các ngành, lĩnh vực công nghệ chiến lược, mũi nhọn, góp phần mở rộng thị trường lao động, phát triển khoa học, công nghệ và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Mục tiêu tổng thể của Đề án Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo đến năm 2030 là gì?

Căn cứ theo Mục 2 Quyết định 1600/QĐ-TTg năm 2024 quy định Phê duyệt Đề án Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo đến năm 2030 thì mục tiêu tổng thể như sau:

* Về mục tiêu chung

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy đối ngoại nhân dân và các hoạt động hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khác.

* Về mục tiêu cụ thể

- Có ít nhất 10 đơn vị hành chính tham gia vào mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO vào năm 2030; phấn đấu có thêm 05 tỉnh/thành phố có cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông dạy chương trình giáo dục tích hợp với chương trình nước ngoài.

- Phấn đấu 100% học sinh phổ thông đạt trình độ ngoại ngữ theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông môn ngoại ngữ 1; nâng cao năng lực ngoại ngữ, năng lực dạy các môn học khác bằng tiếng nước ngoài cho giáo viên, giảng viên và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp; từng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

- Trên 20% chương trình liên kết đào tạo vái nước ngoài có ngành đào tạo của cơ sở giáo dục nước ngoài xếp hạng top 500 thế giới trở lên; nâng tỷ lệ sinh viên quốc tế theo học các chương trình giáo dục đại học lấy bằng của Việt Nam đạt 1,5%; nâng tỷ lệ tổng số giảng viên của Việt Nam đi và số giảng viên của nước ngoài đến giảng dạy, nghiên cứu và trao đổi học thuật hằng năm lên 8% trên tổng số giảng viên Việt Nam.

- Trên 80% cơ sở giáo dục đại học có ít nhất 03 đề tài, chương trình nghiên cứu chung hoặc dự án hợp tác với nước ngoài hằng năm.

- Trên 20% chương trình đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của các tổ chức kiểm định nước ngoài có uy tín.

- Phấn đấu thu hút để có thêm 02 phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có uy tín của nước ngoài tại Việt Nam.

Hội nhập quốc tế trong giáo dục
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục trong năm học 2024 2025?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 54
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;