Tại sao lại gọi là môn Ngữ Văn lớp 7 mà không phải là môn Tiếng Việt lớp 7?
Tại sao lại gọi là môn Ngữ Văn lớp 7 mà không phải là môn Tiếng Việt lớp 7?
Căn cứ theo Mục I Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về đặc điểm của môn học ở tất cả các cấp học nói chung và lớp 7 nói riêng như sau:
Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.
Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...
Theo đó, Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.
Như vậy, có thể thấy rằng ở cấp tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5) , môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở (từ lớp 6) và cấp trung học phổ thông (Từ lớp 10) có tên là Ngữ văn đó chính là lý do để gọi là môn Ngữ Văn lớp 7 (cấp THCS) mà không phải là môn Tiếng Việt lớp 7.
Tại sao lại gọi là môn Ngữ Văn lớp 7 mà không phải là môn Tiếng Việt lớp 7? (Hình từ Internet)
Yêu cầu cụ thể trong môn Ngữ Văn lớp 7 về phần nội dung kiến thức tiếng Việt như thế nào?
Căn cứ theo Mục IV Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định yêu cầu cụ thể trong môn Ngữ Văn lớp 7 về phần nội dung kiến thức tiếng Việt như sau:
KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
1.1. Thành ngữ và tục ngữ: đặc điểm và chức năng
1.2. Thuật ngữ: đặc điểm và chức năng
1.3. Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng (ví dụ: quốc, gia) và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó (ví dụ: quốc thể, gia cảnh)
1.4. Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh
2.1. Số từ, phó từ: đặc điểm và chức năng
2.2. Các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu: mở rộng thành phần chính và trạng ngữ bằng cụm từ
2.3. Công dụng của dấu chấm lửng (phối hợp với dấu phẩy, tỏ ý nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết; thể hiện lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng; làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm)
3.1. Biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh: đặc điểm và tác dụng
3.2. Liên kết và mạch lạc của văn bản: đặc điểm và chức năng
3.3. Kiểu văn bản và thể loại
- Văn bản tự sự: bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật và sự kiện lịch sử
- Văn bản biểu cảm: bài văn biểu cảm; thơ bốn chữ, năm chữ; đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn, năm chữ.
- Văn bản nghị luận: mối quan hệ giữa ý kiến, lí lẽ, bằng chứng; bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống; bài phân tích một tác phẩm văn học
- Văn bản thông tin: Cước chú và tài liệu tham khảo; bài thuyết minh dùng để giải thích một quy tắc hay luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động; văn bản tường trình; văn bản tóm tắt với độ dài khác nhau
4.1. Ngôn ngữ của các vùng miền: hiểu và trân trọng sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền
4.2. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu.
Danh mục 40 sách giáo khoa lớp 7 được phê duyệt?
Căn cứ theo Quyết định 441/QĐ-BGDĐT năm 2022 thì Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 7 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.
Theo đó, Danh mục sách giáo khoa lớp 7 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông như sau:
TT | Tên sách | Tác giả | Nhà xuất bản |
1 | Ngữ văn 7, tập một (Cánh Diều) | Nguyễn Minh Thuyết (Tổng Chủ biên), Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên), Lê Thị Tuyết Hạnh, Phạm Thị Thu Hiền, Nguyễn Văn Lộc. | Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh |
Ngữ văn 7, tập hai (Cánh Diều) | Nguyễn Minh Thuyết (Tổng Chủ biên), Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên), Lê Thị Tuyết Hạnh, Phạm Thị Thu Hiền, Nguyễn Phước Hoàng, Nguyễn Văn Lộc. | Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh | |
2 | Ngữ văn 7, tập một (Kết nối tri thức với cuộc sống) | Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên), Phan Huy Dũng, Nguyễn Thị Ngân Hoa (đồng Chủ biên), Nguyễn Thị Mai Liên, Lê Trà My, Lê Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Nương, Nguyễn Thị Hải Phương. | Giáo dục Việt Nam |
Ngữ văn 7, tập hai (Kết nối tri thức với cuộc sống) | Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên), Phan Huy Dũng, Nguyễn Thị Ngân Hoa (đồng Chủ biên), Dương Tuấn Anh, Nguyễn Linh Chi, Đặng Lưu. | Giáo dục Việt Nam | |
3 | Ngữ văn 7, tập một (Chân trời sáng tạo) | Nguyễn Thị Hồng Nam, Nguyễn Thành Thi (đồng Chủ biên), Trần Lê Duy, Phan Mạnh Hùng, Tăng Thị Tuyết Mai, Nguyễn Thị Ngọc Thúy, Phan Thu Vân. | Giáo dục Việt Nam |
Ngữ văn 7, tập hai (Chân trời sáng tạo) | Nguyễn Thị Hồng Nam, Nguyễn Thành Thi (đồng Chủ biên), Nguyễn Thành Ngọc Bảo, Trần Lê Duy, Dương Thị Hồng Hiếu, Tăng Thị Tuyết Mai, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nguyễn Thị Ngọc Thúy. | Giáo dục Việt Nam | |
4 | Toán 7, tập một (Cánh Diều) | Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Lê Tuấn Anh, Đỗ Tiến Đạt, Nguyễn Sơn Hà, Nguyễn Thị Phương Loan, Phạm Sỹ Nam, Phạm Đức Quang. | Đại học Sư phạm |
Toán 7, tập hai (Cánh Diều) | Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Lê Tuấn Anh, Đỗ Tiến Đạt, Nguyễn Sơn Hà, Nguyễn Thị Phương Loan, Phạm Sỹ Nam, Phạm Đức Quang. | Đại học Sư phạm | |
5 | Toán 7, tập một (Kết nối tri thức với cuộc sống) | Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên), Nguyễn Huy Đoan (Chủ biên), Cung Thế Anh, Nguyễn Cao Cường, Trần Mạnh Cường, Doãn Minh Cường, Trần Phương Dung, Sĩ Đức Quang, Lưu Bá Thắng, Đặng Hùng Thắng. | Giáo dục Việt Nam |
Toán 7, tập hai (Kết nối tri thức với cuộc sống) | Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên), Nguyễn Huy Đoan (Chủ biên), Cung Thế Anh, Nguyễn Cao Cường, Trần Mạnh Cường, Doãn Minh Cường, Trần Phương Dung, Sĩ Đức Quang, Lưu Bá Thắng, Đặng Hùng Thắng. | Giáo dục Việt Nam | |
6 | Toán 7, tập một (Chân trời sáng tạo) | Trần Nam Dũng (Tổng Chủ biên), Trần Đức Huyên (Chủ biên), Nguyễn Cam, Nguyễn Văn Hiển, Ngô Hoàng Long, Huỳnh Ngọc Thanh. | Giáo dục Việt Nam |
Toán 7, tập hai (Chân trời sáng tạo) | Trần Nam Dũng (Tổng Chủ biên), Trần Đức Huyên (Chủ biên), Nguyễn Cam, Nguyễn Văn Hiển, Ngô Hoàng Long, Huỳnh Ngọc Thanh. | Giáo dục Việt Nam | |
7 | Tiếng Anh 7 Macmillan Motivate! | Hoàng Tăng Đức (Tổng Chủ biên), Cấn Thị Chang Duyên (Chủ biên), Khoa Anh Việt. | Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh |
8 | Tiếng Anh 7 Global Success | Hoàng Văn Vân (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Chi (Chủ biên), Lê Kim Dung, Nguyễn Thuỵ Phương Lan, Phan Chí Nghĩa, Lương Quỳnh Trang, Nguyễn Quốc Tuấn. | Giáo dục Việt Nam |
9 | Tiếng Anh 7 Explore English | Nguyễn Thanh Bình (Tổng Chủ biên), Lê Nguyễn Như Anh (Chủ biên), Nguyễn Thị Xuân Lan, Phạm Nguyễn Huy Hoàng, Đào Xuân Phương Trang, Đinh Trần Hạnh Nguyên. | Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh |
10 | Tiếng Anh 7 English Discovery | Trần Thị Lan Anh (Chủ biên), Nguyễn Thu Hiền. | Đại học Sư phạm |
11 | Tiếng Anh 7 THiNK | Trương Thị Thanh Hoa (Chủ biên), Cao Hồng Phát, Đoàn Thanh Phương, Bùi Thị Phương Thảo, Lê Thùy Trang. | Đại học Sư phạm |
12 | Tiếng Anh 7 Bloggers-Smart | Lê Hoàng Dũng (Chủ biên), Quản Lê Duy, Lê Tấn Cường, Lâm Như Bảo Trân. | Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh |
13 | Tiếng Anh 7 i-Learn Smart World | Võ Đại Phúc (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Thị Ngọc Quyên, Đặng Đỗ Thiên Thanh, Lê Thị Tuyết Minh, Huỳnh Tuyết Mai, Nguyễn Thụy Uyên Sa. | Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh |
14 | Tiếng Anh 7 Friends Plus | Trần Cao Bội Ngọc (Chủ biên), Vũ Vạn Xuân, Trần Nguyễn Thụy Thoại Lan. | Giáo dục Việt Nam |
15 | Tiếng Anh 7 Right on! | Võ Đại Phúc (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Thị Ngọc Quyên. | Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh |
16 | Khoa học tự nhiên 7 (Cánh Diều) | Mai Sỹ Tuấn (Tổng Chủ biên), Đinh Quang Báo, Nguyễn Văn Khánh, Đặng Thị Oanh (đồng Chủ biên), Nguyễn Văn Biên, Đào Tuấn Đạt, Phan Thị Thanh Hội, Ngô Văn Hưng, Đỗ Thanh Hữu, Đỗ Thị Quỳnh Mai, Phạm Xuân Quế, Trương Anh Tuấn, Ngô Văn Vụ. | Đại học Sư phạm |
17 | Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) | Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên), Mai Văn Hưng, Lê Kim Long, Bùi Gia Thịnh (đồng Chủ biên), Nguyễn Thị Thanh Chi, Ngô Tuấn Cường, Trần Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phạm Thị Phú, Vũ Trọng Rỹ, Mai Thị Tình, Vũ Thị Minh Tuyến. | Giáo dục Việt Nam |
18 | Lịch sử và Địa lí 7 (Kết nối tri thức và cuộc sống) | Vũ Minh Giang (Tổng Chủ biên xuyên suốt phần Lịch sử), Nghiêm Đình Vỳ (Tổng Chủ biên cấp THCS phần Lịch sử), Nguyễn Thị Côi, Vũ Văn Quân (đồng Chủ biên phần Lịch sử), Phạm Đức Anh, Phạm Thị Thanh Huyền, Đặng Hồng Sơn; Đào Ngọc Hùng (Tổng Chủ biên phần Địa lí), Nguyễn Đình Giang, Phạm Thị Thu Phương (đồng Chủ biên phần Địa lí), Nguyễn Thị Thu Hiền, Đặng Thị Huệ, Phí Công Việt. | Giáo dục Việt Nam |
19 | Lịch sử và Địa lí 7 (Cánh Diều) | Đỗ Thanh Bình (Tổng Chủ biên phần Lịch sử), Nguyễn Thế Bình (Chủ biên phần Lịch sử), Nguyễn Thu Hiền, Nguyễn Mạnh Hưởng, Vũ Đức Liêm, Nguyễn Văn Ninh, Ninh Xuân Thao; Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông (đồng Tổng Chủ biên phần Địa lí), Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên phần Địa lí), Nguyễn Tường Huy, Trần Thị Thanh Thủy, Hoàng Phan Hải Yến, Ngô Thị Hải Yến. | Đại học Sư phạm |
20 | Giáo dục công dân 7 (Cánh Diều) | Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Tổng Chủ biên), Phạm Việt Thắng (Chủ biên), Bùi Xuân Anh, Dương Thị Thúy Nga, Hoàng Thị Thinh, Hoàng Thị Thuận, Mai Thu Trang. | Đại học Huế |
21 | Giáo dục công dân 7 (Chân trời sáng tạo) | Huỳnh Văn Sơn (Tổng Chủ biên), Bùi Hồng Quân (Chủ biên), Đào Lê Hòa An, Trần Tuấn Anh, Nguyễn Thanh Huân, Đỗ Công Nam. | Giáo dục Việt Nam |
22 | Giáo dục công dân 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) | Nguyễn Thị Toan (Tổng Chủ biên), Trần Thị Mai Phương (Chủ biên), Nguyễn Hà An, Nguyễn Thị Hoàng Anh, Phạm Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Thọ. | Giáo dục Việt Nam |
23 | Âm nhạc 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) | Hoàng Long, Đỗ Thị Minh Chính (đồng Tổng Chủ biên), Vũ Mai Lan (Chủ biên), Bùi Minh Hoa, Lê Thị Tuyết, Nguyễn Thị Thanh Vân. | Giáo dục Việt Nam |
24 | Âm nhạc 7 (Chân trời sáng tạo) | Hồ Ngọc Khải, Nguyễn Thị Tố Mai (đồng Tổng Chủ biên), Nguyễn Văn Hảo (Chủ biên), Lương Diệu Ánh, Nguyễn Đăng Bửu, Trần Đức Lâm, Phạm Gia Hoàng My. | Giáo dục Việt Nam |
25 | Âm nhạc 7 (Cánh Diều) | Đỗ Thanh Hiên (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Mai Anh, Lại Thị Phương Thảo, Vũ Ngọc Tuyên. | Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh |
26 | Mĩ Thuật 7 (Chân trời sáng tạo 1) | Nguyễn Thị Nhung (Tổng Chủ biên), Nguyễn Tuấn Cường, Nguyễn Hồng Ngọc (đồng Chủ biên), Nguyễn Đức Giang, Võ Thị Nguyên, Đàm Thị Hải Uyên, Trần Thị Vân. | Giáo dục Việt Nam |
27 | Mĩ Thuật 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) | Nguyễn Xuân Nghị (Tổng Chủ biên), Đoàn Thị Mỹ Hương (Chủ biên), Phạm Duy Anh, Vũ Thị Thanh Hương. | Giáo dục Việt Nam |
28 | Mĩ Thuật 7 (Chân trời sáng tạo 2) | Nguyễn Thị May (Tổng Chủ biên), Hoàng Minh Phúc (Chủ biên), Trần Đoàn Thanh Ngọc, Lâm Yến Như. | Giáo dục Việt Nam |
29 | Mĩ Thuật 7 (Cánh Diều) | Phạm Văn Tuyến (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Ngô Thị Hường, Nguyễn Duy Khuê, Nguyễn Thị Mỵ, Nguyễn Thị Hồng Thắm. | Đại học Sư phạm |
30 | Tin học 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) | Nguyễn Chí Công (Tổng Chủ biên), Hà Đặng Cao Tùng (Chủ biên), Phan Anh, Bùi Việt Hà, Đinh Thị Hạnh Mai, Hoàng Thị Mai. | Giáo dục Việt Nam |
31 | Tin học 7 (Cánh Diều) | Hồ Sĩ Đàm (Tổng Chủ biên), Hồ Cẩm Hà (Chủ biên), Nguyễn Đình Hóa, Phạm Thị Anh Lê. | Đại học Sư phạm |
32 | Công nghệ 7 (Chân trời sáng tạo) | Bùi Văn Hồng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Cẩm Vân (Chủ biên), Nguyễn Thị Hồng Chiếm, Nguyễn Tiến Lực, Quách Văn Thiêm, Nguyễn Thị Thúy. | Giáo dục Việt Nam |
33 | Công nghệ 7 (Cánh Diều) | Nguyễn Tất Thắng (Tổng Chủ biên), Dương Văn Nhiệm (Chủ biên), Phạm Thị Lam Hồng, Nguyễn Thị Ái Nghĩa, Nguyễn Thị Vinh. | Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh |
34 | Công nghệ 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) | Lê Huy Hoàng (Tổng Chủ biên), Đồng Huy Giới (Chủ biên), Cao Bá Cường, Bùi Hữu Đoàn, Bùi Thị Thu Hương, Kim Văn Vạn. | Giáo dục Việt Nam |
35 | Giáo dục thể chất 7 (Cánh Diều) | Lưu Quang Hiệp (Tổng Chủ biên), Bùi Ngọc (Chủ biên), Nguyễn Ngọc Tuấn, Nguyễn Xuân Trãi, Đặng Thị Thu Thủy. | Đại học Sư phạm |
36 | Giáo dục thể chất 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) | Nguyễn Duy Quyết (Tổng Chủ biên), Hồ Đắc Sơn (Chủ biên), Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Xuân Đoàn, Nguyễn Thị Hà, Lê Trường Sơn Chấn Hải, Ngô Việt Hoàn, Trần Mạnh Hùng. | Giáo dục Việt Nam |
37 | Giáo dục thể chất 7 (Chân trời sáng tạo) | Trịnh Hữu Lộc (Tổng Chủ biên), Lưu Trí Dũng (Chủ biên), Lê Minh Chí, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Thiên Lý, Lâm Thanh Minh, Trần Thái Ngọc, Phạm Thái Vinh. | Giáo dục Việt Nam |
38 | Hoạt động Trải nghiệm, hướng nghiệp 7 (Chân trời sáng tạo 1) | Đinh Thị Kim Thoa, Vũ Quang Tuyên (đồng Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Bích Liên (Chủ biên), Nguyễn Hồng Kiên, Trần Bảo Ngọc, Trần Thị Quỳnh Trang, Phạm Đình Văn. | Giáo dục Việt Nam |
39 | Hoạt động Trải nghiệm, hướng nghiệp 7 (Cánh Diều) | Nguyễn Dục Quang (Tổng Chủ biên), Nguyễn Đức Sơn (Chủ biên), Đàm Thị Vân Anh, Nguyễn Thúy Quỳnh, Bùi Thanh Xuân. | Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh |
40 | Hoạt động Trải nghiệm, hướng nghiệp 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) | Lưu Thu Thủy (Tổng Chủ biên), Trần Thị Thu (Chủ biên), Nguyễn Thanh Bình, Dương Thị Thu Hà, Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Thị Việt Nga, Lê Thị Thanh Thủy. | Giáo dục Việt Nam |
- Khai bút đầu năm là gì? Khai bút đầu năm 2025 nên viết gì? Năm học 2024 2025 đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư nào?
- Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy nghĩa là gì?
- Danh sách thí sinh vào Vòng bán kết Bảng B Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Chính thức: Kết quả vào Vòng bán kết Bảng A Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Công thức tính hình trụ là gì? Công thức tính hình trụ được học ở chương trình lớp mấy?
- 3+ Tả cảnh quê hương em những ngày đầu xuân năm mới? Nội dung văn bản văn học của ngữ liệu môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- Top 3+ dàn ý tả mẹ lớp 5? Sách giáo khoa học sinh tiểu học do ai quyết định lựa chọn?
- 20+ câu chúc tết hay cho khách hàng đối tác ý nghĩa?
- 8+ viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- 12+ mở bài nghị luận xã hội về tuổi trẻ hay và ngắn gọn? Quyền của học sinh lớp 12 tại trường học ra sao?