Tài liệu học tập Hoạt động trải nghiệm của học sinh tiểu học gồm những gì?

Tài liệu học tập Hoạt động trải nghiệm của học sinh tiểu học ra sao? Quan điểm xây dựng chương trình Hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học như thế nào?

Tài liệu học tập Hoạt động trải nghiệm của học sinh tiểu học gồm những gì?

Căn cứ tiểu mục 1.4 Mục 1 Công văn 3535/BGDĐT-GDTH năm 2019, tài liệu học tập Hoạt động trải nghiệm gồm:

- Tài liệu học tập Hoạt động trải nghiệm do Hội đồng quốc gia thẩm định và được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo quy định tại Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT.

- Nội dung giáo dục của địa phương tích hợp trong chương trình Hoạt động trải nghiệm do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức biên soạn và thẩm định theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

Kế hoạch tổ chức Hoạt động trải nghiệm ra sao trong một năm học?

Căn cứ tiểu mục 1.3 Mục 1 Công văn 3535/BGDĐT-GDTH năm 2019 quy định kế hoạch tổ chức Hoạt động trải nghiệm ra sao trong một năm học như sau:

- Hoạt động trải nghiệm được quy định 105 tiết/năm học, trong đó: 35 tiết sinh hoạt dưới cờ (nhóm lớn, quy mô trường); 35 tiết sinh hoạt lớp (nhóm lớn, quy mô lớp học); 35 tiết hoạt động trải nghiệm theo chủ đề, hoạt động câu lạc bộ (quy mô lớp học, nhóm lớp học).

Thời lượng dành cho nội dung giáo dục của địa phương nằm trong tổng thời lượng thực hiện chương trình Hoạt động trải nghiệm, được tích hợp trong bốn loại hình hoạt động chủ yếu nêu ở tiểu mục 1.2 Mục 1 Công văn 3535/BGDĐT-GDTH năm 2019

- Khuyến khích tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường đối với các cơ sở giáo dục có đủ điều kiện nhưng cần đảm bảo mục tiêu giáo dục và an toàn cho học sinh.

Ngoài các nội dung của Hoạt động trải nghiệm được quy định trong chương trình, các cơ sở giáo dục có thể tổ chức một số hoạt động giáo dục ngoài nhà trường, hoạt động câu lạc bộ (tự chọn) thực hiện ngoài giờ lên lớp theo quy định hiện hành của Bộ GDĐT.

- Căn cứ quy mô và nội dung của từng hoạt động cụ thể việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm, đặc biệt tổ chức ở quy mô khối lớp, quy mô trường phải có sự tham gia, phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục: giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách, giáo viên dạy học các môn chuyên biệt (Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể chất), Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chức chính trị, xã hội, cha mẹ học sinh, các nhà tài trợ,...

Các hoạt động trải nghiệm được tổ chức ngoài lớp học, ngoài trường học khuyến khích cha mẹ học sinh và yêu cầu Ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia tổ chức và quản lý cùng giáo viên chủ nhiệm lớp và nhà trường.

Tài liệu học tập Hoạt động trải nghiệm của học sinh tiểu học gồm những gì?

Tài liệu học tập Hoạt động trải nghiệm của học sinh tiểu học gồm những gì? (Hình từ Internet)

Nội dung chương trình Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học gồm những gì?

Căn cứ tiểu mục 1.1 Mục 1 Công văn 3535/BGDĐT-GDTH năm 2019, nội dung chương trình Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học như sau:

- Chương trình Hoạt động trải nghiệm quy định ba mạch nội dung đối với lớp 1: Hoạt động hướng vào bản thân, hoạt động hướng đến xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và bốn mạch nội dung đối với lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5: Hoạt động hướng vào bản thân, hoạt động hướng đến xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp.

- CTGDPT 2018 quy định nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp trong Hoạt động trải nghiệm bao gồm: những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp...

Quan điểm xây dựng chương trình Hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ra sao?

Căn cứ Mục 2 Chương trình giáo dục phổ thông Hoạt động trải nghiệm ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, quan điểm xây dựng chương trình Hoạt động trải nghiệm cho học sinh các cấp, trong đó có học sinh tiểu học như sau:

Chương trình Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp quán triệt quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục, điều kiện thực hiện và phát triển chương trình giáo dục phổ thông nêu tại Chương trình tổng thể, đồng thời nhấn mạnh các quan điểm sau:

- Chương trình được xây dựng dựa trên lí thuyết hoạt động, lí thuyết về nhân cách, lí thuyết học tập trải nghiệm và lí luận giáo dục nói chung; các ưu điểm của chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động giáo dục hướng nghiệp hiện hành; kinh nghiệm quốc tế trong phát triển chương trình Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động hướng nghiệp; bản sắc văn hoá các vùng miền, văn hoá truyền thống Việt Nam và các giá trị văn hoá chung của thời đại.

- Chương trình bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán và phát triển liên tục qua các lớp, các cấp học. Chương trình được thiết kế theo hướng vừa đồng tâm, vừa tuyến tính, xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12 với các mạch nội dung hoạt động thống nhất: Hoạt động hướng vào bản thân, Hoạt động hướng đến xã hội, Hoạt động hướng đến tự nhiên và Hoạt động hướng nghiệp.

- Chương trình bảo đảm tính mở, linh hoạt. Cơ sở giáo dục và giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, phương thức, không gian, thời gian hoạt động phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình trên nguyên tắc bảo đảm mục tiêu giáo dục và các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đối với mỗi lớp học, cấp học.

>> Xem Chương trình giáo dục phổ thông Hoạt động trải nghiệm ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT: Tải

Hoạt động trải nghiệm
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh lớp 4 có sử dụng sách giáo khoa hoạt động trải nghiệm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoạt động trải nghiệm của học sinh lớp 5 có sử dụng sách giáo khoa không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học trong CTGDPT 2018 được triển khai thực hiện thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người chủ trì trong đánh giá kết quả học tập Hoạt động trải nghiệm học sinh tiểu học là ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Người chịu trách nhiệm chính trong đánh giá kết quả học tập Hoạt động trải nghiệm học sinh tiểu học là ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài liệu học tập Hoạt động trải nghiệm của học sinh tiểu học gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Quan điểm xây dựng chương trình Hoạt động trải nghiệm cho học sinh các cấp ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh các cấp có năng lực đặc thù phải đáp ứng yêu cầu nào?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;